Những mâm cơm đầy đặn, bắt mắt nhưng có chi phí chưa tới 50K sẽ khiến nhiều người phải cảm thán. Cùng nhau học hỏi những mâm cơm dưới đây để bữa ăn chất lượng mà vẫn tiết kiệm chi phí sinh hoạt cho gia đình.
Câu hỏi "hôm nay ăn gì" luôn khiến các chị em nội trợ phải đau đầu. Không chỉ nghĩ xem ăn món gì mà chị em còn phải đảm bảo trông thật ngon mắt và đầy đủ chất >dinh dưỡng cho cả gia đình.
Chưa kể vật giá leo thang, nấu món gì hay ăn cái gì cũng cần tính toán thật cẩn thận để cân đối thu chi và tài chính cho gia đình. Tuy nhiên, rất nhiều bà nội trợ khiến chị em được phen thán phục vì chia sẻ những mâm cơm thịnh soạn đầy đủ từ 3-4 món mà hết chi phí chỉ dưới 50 nghìn đồng.
Theo chị Lan Hà, chủ nhân của những mâm cơm này tiết lộ, chi phí để thực hiện những mâm cơm này chưa tới 50.000 đồng/bữa. Bao gồm: Trứng 5K, cá 15K, rau ngót: 3K, ngao: 10K, thịt: 25K, đỗ: 5K.
Mâm cơm hàng ngày của mẹ đảm nấu cho hai vợ chồng và một bé có chi phí từ 30K - 50K/bữa cực đơn giản nhưng lại tiết kiệm và đầy đủ dinh dưỡng.
Mâm cơm này chỉ tốn 15k với 10k tiền cá và 5k tiền đậu. Rau miễn phí vì mẹ đảm trồng được trong vườn. Thế này thì 50k là được hẳn bữa cơm đầy đủ nhìn là muốn ăn ngay rồi.
30K thịt để luộc lấy một ít làm nem (cà rốt, miến, 1 quả trứng), 3K ngọn bí nấu canh. Tính ra còn chưa kết 50k/bữa cho mâm cơm này của mẹ đảm Hương Vi.
Mâm cơm đầy đặn này còn chưa đến 30k vì có sự hỗ trợ canh trứng và bát cá của hàng xóm: 10k trứng, 3k cải ngọt xào, 20k nửa kg cá ăn 3 bữa, 10k/1kg cà tự muối ăn 5 bữa.
30 nghìn thịt, 10 nghìn nghêu (mua rồi chia thành hai bữa), mắm tôm, cà pháo, măng nhà có sẵn. Một mâm cơm đầy đặn vừa "zin" 50K.
30 nghìn thịt lợn, 3 nghìn cà chua, 5 nghìn rau cải, trứng và cà pháo có sẵn thế là có được bữa cơm ngon lành.
Cách đi chợ mua thực phẩm tiết kiệm nhất
Các chị em khi đi chợ mua thực phẩm nấu cơm hàng ngày ngoài chuyện chú ý tới chất lượng thức ăn tươi ngon cũng có thể học thêm một vài mẹo vừa đơn giản nhưng giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả.
- Kiểm tra tủ lạnh:
Trước khi đi chợ chị em nên kiểm tra tủ lạnh của gia đình còn những loại thực phẩm nào, nên mua thêm gì và kết hợp các món ra sao. Nếu cần thiết hãy viết ra giấy để tránh sót khi mua. Bằng cách này bạn cũng giảm được các chi phí phát sinh khi mua thực phẩm mà không cần dùng tới.
- Lên danh sách đồ cần mua:
Cũng giống như việc viết ra các thực phẩm cần mua khi kiểm tra tủ lạnh, lên danh sách các đồ cần mua từ mắm, muối, các loại gia vị, đồ khô,... và chỉ mua những thứ đó. Với các loại thịt cá, có thể mua số lượng nhiều rồi cấp đông cũng tiết kiệm hơn. Không nên mua theo cảm tính vì rất dễ sa đà vào những thứ không cần thiết.
- Không ham đồ giảm giá
Chỉ nên mua những thực phẩm bạn cần vì đồ giảm giá thường sắp hện hạn, khi mua về phải sử dụng ngay. Nếu không nằm trong danh sách đồ cần mua, tốt nhất bạn nên bỏ qua nó.
- Đi chợ đầu mối:
Bạn có thể mua thực phẩm tươi sống như rau củ, trái cây hoặc hải sản ở chợ đầu mối, vừa rẻ lại tươi.
Đi chợ và mua sắm thực phẩm hàng ngày cũng không phải công việc quá khó khăn nếu như bạn biết cách cân đối. Thực phẩm thay đổi từ món mặn, rau củ, đến món canh sẽ mang tới mâm cơm nhà làm ngon miệng lại tiết kiệm nhiều lần so với việc đi ăn ngoài hàng.