Dù đang yêu hay đã là vợ chồng, nếu không muốn "đường ai, nấy đi" thì bạn đừng bao giờ buông ra những câu dưới đây.
"Em đã là đàn bà khi đến với anh"
Đàn ông bây giờ ít khi nhắc tới sự trinh tiết với người yêu nhưng thực tế quan niệm về chữ "trinh" ở >đàn ông thời nào cũng vẫn đề cao. Một cô dâu trinh trắng ngay trong đêm tân hôn đã có thể chiếm trọn được lòng tin, sự trân trọng, thậm chí là lòng biết ơn của chú rể. Còn một cô gái đã trở thành đàn bà trước khi đến với người yêu thì sẽ phải mất rất nhiều thời gian mới tạo được lòng tin ở người đàn ông và phải luôn dè chừng với mọi mối quan hệ của mình, nhất là với người khác giới để tránh cái tiếng "đàn bà dễ dãi".
Vì thế, cho dù không còn là "con gái" vì bất cứ lý do gì thì bạn cũng đừng bao giờ thú nhận với người đàn ông hiện tại của mình về việc không còn trinh tiết. Hãy cứ để anh ta tự khám khá. Có thể khi phát hiện ra, nhiều người đàn ông tỏ ra khá bình tĩnh nhưng là sự bình tĩnh giả vờ và bạn cũng nên giả vờ như không biết, đừng dò hỏi suy nghĩ của anh ấy cũng như đừng thanh minh làm gì.
"Anh không đáng mặt đàn ông"
Đàn ông rất coi trọng tự trọng và bản lĩnh đàn ông của mình. Thích che chở, bao bọc cho phụ nữ cũng chính là cách để đàn ông thể hiện bản lĩnh giới tính của mình. Câu nói: "anh không đáng mặt đàn ông" sẽ khiến người đàn ông của bạn thấy mình kém cỏi, tự ti và không có sự tôn trọng của bạn.
Những người đàn bà khôn ngoan thường không nói những câu nói làm người đàn ông của mình cảm thấy "mất mặt". Phụ nữ khôn ngoan nên tỏ ra mình là phái yếu (lạt mềm buộc chặt), lúc nào cũng cần được che chở, giúp đỡ thì sẽ được nhiều hơn mất.
"Anh đi làm cũng như không"
Đàn ông khẳng định mình bằng công việc. Đó là lĩnh vực thiêng liêng của đàn ông. Công việc, vị trí của người đàn ông trong một cơ quan, doanh nghiệp hay một tổ chức rất quan trọng. Đàn ông phần lớn ra khỏi nhà sớm, về nhà muộn không phải vì anh ta muốn trốn việc nhà mà là vì anh ta đang làm mọi việc ở ngoài xã hội để củng cố địa vị, lĩnh vực công tác của mình. Nếu bạn nói rằng "Anh đi làm cũng như không" có nghĩa là bạn không coi trọng công việc của chồng, coi thường thu nhập của chồng và những đóng góp của anh ta cho gia đình. Điều này sẽ khiến anh ấy thấy mình vô dụng.
"Bạn bè anh toàn là đồ rác rưởi"
Đàn ông có thể chịu thiếu thốn nhiều thứ nhưng khó có thể thiếu bạn bè. "Giàu vì bạn, sang vì vợ", mọi chuyện làm ăn của đàn ông đều ít nhiều liên quan đến bạn bè. Không giao du, không quan hệ, đàn ông sẽ có cảm giác như bị trói chân trói tay. Tuy nhiên, nhu cầu này lại mâu thuẫn với nhu cầu sum họp gia đình của đàn bà. Nếu chỉ vì người đàn ông của mình ham vui bên bạn bè mà bạn quơ cả đống bạn anh ấy toàn là "đồ rác rưởi" thì anh ta sẽ thấy mình bị mất mặt.
Vì thế, nếu có ông chồng thích tụ họp, các bà vợ cần biết điều tiết giữa hai nhu cầu này. Đừng bao giờ khăng khăng bắt chồng về nhà ăn cơm đúng giờ, nếu chồng chưa về thì cả nhà ngồi đợi, thậm chí chồng về muộn quá thì cơm ôi, thức ăn nguội, con thì đói lả bên bàn ăn mà người vợ vẫn kiên quyết chờ chồng về. Vì như thế, không chỉ bản thân cảm thấy mệt mỏi, bực bội, con cái ảnh hưởng tới sức khoẻ mà chính người chồng cũng cảm thấy khó chịu vì anh ta có cảm giác đang bị vợ lấy sức khoẻ của con cái ra "uy hiếp", buộc anh ta phải từ bỏ thú vui của mình.
"Hoặc em, hoặc gia đình anh, anh chọn đi"
Đàn ông rất coi trọng gia đình của mình. Nhiều người có quan niệm "anh em như thủ túc, vợ chồng như y phục" (Anh em như đầu với chân tay, vợ chồng như quần áo). Vì thế, cho dù bố mẹ hay anh chị em anh ta có nhân cách thấp hèn thì trong mắt anh ấy, họ vẫn là những người thân yêu nhất, không bao giờ từ bỏ được.
Vì thế, bạn đừng buông ra những câu như "Bố mẹ anh không đáng để em tôn trọng"; "Hoặc em hoặc gia đình anh, anh chọn đi"… Những câu nói này không chỉ làm cho quan hệ của bạn với chồng tốt hơn mà chỉ khiến anh ấy thấy đau lòng. Nếu phải đưa ra sự lựa chọn, có thể người phải ra đi lại chính là bạn.