Đời người luôn phải trải qua 4 nấc thang quan trọng này, hiểu được mới có cuộc sống viên mãn
Nấc thang đầu tiên: Bắt chước người khác
Từ khi sinh ra chỉ là một đứa trẻ, chúng ta được người thân dạy dỗ cho rất nhiều điều, đó chính là những bước làm quen với cuộc sống này. Họ bảo chúng ta ăn như thế nào, uống như thế nào, nói năng như thế nào. Hình mẫu của chúng ta vào thời điểm này chính là ở hai chữ "người lớn". Chúng ta học cách trở thành bản sao của người khác qua nói năng rồi phát triển thêm các tính cách của bản thân, kỹ năng giao tiếp, tạo dựng mối quan hệ xã hội thông qua việc quan sát và bắt chước những người xung quanh mình. Cuối giai đoạn này ta học cách thích nghi, ứng xử có văn hóa giống như cụm từ "con nhà người ta" mà thường thấy. Nếu cha mẹ hiểu, sẽ để chúng ta phát triển tự do, tiếp xúc và rèn luyện bản thân mình qua lăng kính cá nhân, nhưng hầu hết thì đều là khiến chúng ta rời xa khái niệm làm chủ cá nhân. Những gì không giống người khác được gọi là cá biệt và lạ lùng.
Bài học càn thiết là khi có nhận thức chúng ta phải học cách sống là chính mình, phát huy cái gì mình có trong một khuôn khổ nào đó. Bởi tư duy độc lập và các giá trị của bản thân chính là điều ta gặt hái được khi bước qua thành công.
Ở giai đoạn này. mỗi cá nhân hoàn toàn phụ thuộc vào hành động và sự cho phép của những người khác để cảm thấy >hạnh phúc.
Nấc thang thứ hai: Được là chính mình
Sau giai đoạn nền tảng ở trên, chúng ta dần làm quen với cái gọi là cuộc sống. Ngoài những sinh hoạt đời thường còn là mối quan hệ giữa người và người. Đó chính là nấc thang thứ hai, nơi mà chúng ta cần vượt qua chính là tự khám phá bản thân để biết được điều gì khiến chúng ta trở nên khác biệt. Giai đoạn này bắt đầu đòi hỏi việc tự ra quyết định, dám thử thách bản thân và thấu hiểu tâm can chính mình để nhận ra được sự độc đáo.
Chúng ta học được những trải nghiệm mới, đơn giản và chưa bị can thiệp qua nhiều. Có thể là thành công, cũng có thể là thất bại nhưng mang lại rất nhiều điều. Những hành động, thử thách điên rồ nhất đều thuộc giai đoạn này và mỗi người sẽ có những trải nghiệm riêng biệt vì chẳng ai giống ai cả.
Lúc này, khi chúng ta biết về bản thân mình có điểm mạnh gì, chúng ta phải học cách phát huy nó. Chúng ta phải hiểu rằng không có gì là vô nghĩa. Chúng ta nhận ra rằng có những thứ chúng ta thích nhưng nó không bao giờ thuộc về mình, mọi thứ trên đời này đều có giá của nó và ta không thể có tất cả.
Ở giai đoạn tiếp theo, sẽ chủ yếu dựa vào chính mình, nhưng chúng ta vẫn phần nào đó dựa vào những yếu tố bên ngoài – tiền bạc, giải thưởng, chiến thắng, chinh phục
Nấc thang thứ ba: Xây dựng lâu đài >cuộc đời
Hầu hết bước được sang nấc thang thứ hai rồi lại dễ dàng mắc kẹt ở nấc thang thứ ba. Bởi đây là khoảng thời gian chúng ta đã biết đến những giới hạn và sở trường, sở đoản của mình. Nó thường bắt đầu khi >con người ta bước vào tuổi 30 và chỉ kết thúc khi người ta đến tuổi nghỉ hưu.
Chúng ta bị rơi vào trạng thái mơ hồ, không còn hứng thú với nhưng thú chơi vô bổ, chúng ta đang cảm nhận rằng giấc mơ bấy lâu này chẳng hề gần với thực tế. Lúc này chúng ta phải đưa ra mục tiêu mới, cần thiết hơn, thiết thực hơn. Giai đoạn 3 cho phép bản thân tạo nên giá trị riêng của bản thân và kết thúc khi chúng ta có thể trả lời đầy đủ hai câu hỏi: những thành tựu của bản thân có sức ảnh hưởng chưa và đã muốn dừng lại nghỉ ngơi chưa.
Nếu chúng ta cứ mải mê và lạc lõng, chúng ta sẽ chẳng bao giờ thành công. Giai đoạn ba dựa vào một số các mối quan hệ và nỗ lực chứng minh cho sức chịu đựng của con người và những thành tựu tích lũy được trong suốt giai đoạn trước.
Nấc thang thứ tư: Gây ấn tượng với cuộc đời
Đây chính là mục tiêu lớn nhất của mỗi con người, bởi sống mà lãng phí thời gian chẳng thể hiện được mình thì quả là lãng phí. Sau một thời gian dài cố gắng, chúng ta đã tạo ra những thành tựu, làm việc chăm chỉ, đạt được những thứ chúng ta ao ước. Thời điểm thứ tư này là lúc chúng ta sống về mặt tinh thần nhiều hơn vật chất
Chúng ta thường có một mong muốn tận sâu trong tim là mình phải có một ý nghĩa gì để lại cho cuộc đời vì vậy nhiều người bị mắc kẹt lại giai đoạn này. Bởi tinh thần hay lo lắng rằng những thứ để lại không bền vững hoặc không tạo ra thay đổi lớn lao nào cho thế hệ sau. Bạn sẽ cảm thấy vững vàng hơn.
Đây là giai đoạn đòi hỏi chúng ta nắm giữ những thứ chúng đã đã đạt được càng lâu càng tốt.