Trong cuộc sống này, có những điều bạn nên để thuận theo tự nhiên nhưng có những nguyên tắc bạn buộc phải tuân theo kẻo cuộc sống chẳng thể bình an, hạnh phúc.
Tiếc nuối
Người ta thường nói, khi bạn nắm chặt hai tay, không có bất cứ thứ gì bên trong đó, nhưng khi bạn mở rộng bàn tay, thể giới đều ở trong lòng bàn tay bạn.
Quả thực là vậy, đôi khi cuộc sống này mệt mỏi bởi bạn quá đắm chìm trong ký ức, những điều nên từ bỏ lại tiếc nuối, việc không nên cố chấp lại nhất định kiên trì.
Cổ nhân từng dạy, người muốn có càng nhiều, cái gì cũng không nỡ từ bỏ, cuối cùng lại chẳng có được gì, ngược lại có khi mất đi cả sinh mạng.
Người có trí tuệ thực sự là người có thể cho đi và dám cho đi.
Đôi khi chỉ là những điều nhỏ bé, như từ bỏ những xã giao xã hội không cần thiết mới có thể có thời gian ở bên gia đình mình. Chịu từ bỏ là một dạng lĩnh ngộ, một dạng rộng lượng, một dạng trí tuệ, cũng là một dạng cảnh giới của đời người.
Chỉ những người biết cách đưa ra lựa chọn, kiên trì với những gì họ nên kiên trì và từ bỏ những gì họ nên từ bỏ, mới có thể sống một cuộc sống hạnh phúc trong một xã hội trọng vật chất.
Không thua được
Có câu, muốn chiến thắng, thì không sợ thua, đối thủ thật sự của cuộc thi thực tế là chính bản thân mình, quả đúng là vậy. Trong cuộc sống, thứ khiến người ta bước đi nặng nề, không phải là những gập ghềnh của đường đi mà chính là tâm lý rút lui của con người.
Người có tầm nhìn không sợ thất bại, và người kiên trì không sợ thua cuộc bởi vì, họ biết rằng, không phải cả đời đều như ý, một lần thất bại không có nghĩa là cả đời thất bại.
Con người, không thể vì sợ gục ngã mà không bước đi, chỉ cần có thể đứng lên được thì đừng sợ gục ngã.
Thua không đáng sợ, đáng sợ là thua mà không đứng dậy được.
Không buông bỏ được
Điểm yếu nhất của con người, luôn luôn có liên quan với việc không buông bỏ được. Việc không buông bỏ được một đoạn tình cảm sớm đã chết yểu, một người quả quyết rời bỏ mình, quả thật sau này nghĩ lại sẽ thấy rất không đáng.
Cầm một cốc nước lâu tay sẽ mỏi, vác một chiếc túi lâu vai sẽ mỏi, một người trong lòng có quá nhiều thứ, thời gian dài sẽ bị áp lực nghiền nát.
Một nhà văn Pháp từng nói: "Trong sóng gió lớn của cuộc đời, chúng ta cần phải học cách của những người thuyền trưởng, vứt bỏ hàng hóa nặng nề, để giảm trọng lượng cho con tàu".
Con thuyền của cuộc sống cũng không thể chịu đựng quá nhiều chấp niệm, không thể chịu quá nhiều ràng buộc.
Khi nỗi đau của quá khứ trộn lẫn với những rắc rối của hiện tại, đó là một cực hình tinh thần cho bất cứ ai, chúng cũng không mang lại bất kỳ lợi ích nào.
Vì thế, có một số người cần buông bỏ thì nên buông bỏ, có một số chuyện cần quên đi thì nên quên đi. Đừng để những người không đáng được trân trọng và những chuyện không đáng để ghi nhớ, cất giữ trong trái tim mình.
Không nhìn rộng được
Cả đời người, chắc chắn sẽ gặp phải rất nhiều điều không như ý, bạn giữ thái độ sống như thế nào thì bạn sẽ có cuộc sống như thế.
Gặp chuyện có thể nhìn rộng, nhìn nhận vấn đề một cách thản nhiên, nở nụ cười đối mặt với cuộc sống, thì mới có thể nhìn xuyên qua sương mù, có được ánh sáng trong đêm tối tăm.
Con người sống ở trên đời, nếu sợ gặp phải những khó khăn trong sự nghiệp, những thất bại trong tình cảm, những cú sốc trong cuộc sống, khi gặp chuyện sẽ có những cảm xúc bi quan tiêu cực, thì không cách nào thoát khỏi trầm cảm và tự làm hại bản thân mình.
Trong đời, mỗi người sẽ trải qua rất nhiều khó khăn và cản trở, gặp phải những cay đắng và đau khổ, va phải những chuyện bất lực và không nắm bắt được, đi qua rồi, quay đầu nhìn lại, cũng chẳng qua là chuyên thường thôi.
Nhìn không rộng, thì sẽ trở thành một gánh nặng tâm lý, một cực hình. Gặp chuyện có thể nhìn rộng hơn, tâm tình cũng đơn giản hơn và cả người cũng nhẹ nhàng hơn.
Cả đời người, nói ngắn cũng không ngắn, nói dài cũng không dài. Sống tốt hay không, sống mệt mỏi hay không, đều là do bản thân suy nghĩ như thế nào, hành động như thế nào.