Làm thế nào để tìm thấy hạnh phúc trong hôn nhân? Các nhà khoa học đến nay vẫn chưa pha chế ra được loại thuốc thần kỳ nào bảo đảm cho tình yêu bền vững. Bù lại, các nghiên cứu của họ lại đang cung cấp một số lời khuyên hữu ích cho những cặp đôi khao khát sống đời vợ chồng viên mãn.
Đời mỗi người đa diện tốt, xấu, chẳng ai nói chắc mình sẽ có một cuộc hôn nhân hạnh phúc vĩnh cửu. Những lời khuyên hữu ích từ con ngươi chung quanh như bạn bè thân thuộc dễ bị xem là cảm tính, nên thường bị nghi ngại. Thế thì tại sao ta không thử bám víu vào các góp ý hữu hiệu dựa trên cơ sở khoa học?
1. Hãy lấy người có kiểu chi tiêu trong cuộc sống như mình làm chồng, làm vợ
Những ai có tính chặt chẽ hầu bao dường như hay dính phải những kẻ bất cẩn trọng về tài chính, quen phóng tay tiêu tiền xả láng khiến hôn nhân bị khủng hoảng. Tiến sĩ Scott Rick thuộc Trường Kinh doanh Ross của Đại học Michigan và các đồng nghiệp đã khi phân tích khảo sát hơn 1.000 người trưởng thành, cả kết hôn lẫn chưa lập gia đình.
Ông nhận thấy, nhiều người thường có xu hướng chọn bạn tình sở hữu kiểu tiêu xài trái ngược với mình. Tuy nhiên, nghiên cứu lại cho thấy, những khác biệt về hành xử tài chính của các cặp đôi luôn tiềm ẩn xung đột lớn về tiền bạc, khiến mức hài lòng về lâu về dài của đời hôn nhân thấp hơn nhiều so với những cặp có chung một khuynh hướng chi tiêu giống nhau.
Rick nhận định: "Mặc dù khi đã kết hôn, khoản chi tiêu hoang phí nào cũng có thể dẫn đến một món nợ lớn. Nhưng đối với những đôi vợ chồng, hoặc cùng xài thoáng, hoặc có tính tiết kiệm như nhau, thì sự mất cân đối về đồng tiền đột xuất ấy cũng không đến nỗi gây ra các xào xáo nghiêm trọng”.
2. Năng sinh hoạt tình dục
Ai dám chắc trong hôn nhân mình sẽ không gặp một người bạn đời tính khí thần kinh, dễ buồn bã, tâm trạng thay đổi xoành xoạch và cả nghĩ. Hóa ra, theo các Giáo sư Michelle Russell và James McN Khoa thuộc Đại học Tennessee, Mỹ, đó là những tính cách gây họa cho >đời sống vợ chồng hơn bất kỳ loại tính khí nào khác.
Từ nghiên cứu của họ khi so sánh tần số ái ân của các cặp vợ chồng mới cưới có tính khi “tưng tửng” và “bình thường”, được công bố trên tạp chí khoa học tâm lý và nhân cách xã hội, khảo sát nhận thấy chỉ có quan hệ tình dục thường xuyên mới là biện pháp tích cực để cải thiện một người vợ, hay chồng thuộc những loại nhân cách bất ổn kể trên.
Sự đều đặn trong quan hệ tình dục càng tốt cho những cặp đôi khi tuổi tác tăng lên. Đàn ông ở độ tuổi 50 thường hài lòng với đời sống tình dục ngang lứa tuổi 20 đến 29, hơn hẳn nam giới ở tuổi 30 và 40. Đó cũng là kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí BJU International số tháng 2 năm 2006.
3. Luôn lấy các từ “Cám ơn” và dùng đại từ nhân xưng “Chúng ta” làm câu cửa miệng.
Đồng hành lâu dài cùng hai từ “Cảm ơn!”, các cặp đôi có thể đi với nhau mãn đời. Năm 2007, khi các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Arizona hỏi những đôi vợ chồng đã kết hôn cũng như các cặp sinh viên đang sống chung xem họ có đánh giá cao công việc nhà cửa mà bạn tình mình làm hay không. Trong khi hầu hết cho rằng mình cảm thấy biết ơn, một số không biểu lộ cảm xúc ấy với người phối ngẫu vì ngầm cho rằng “cô, ấy, anh ấy đã hiểu”.
Kết quả cho thấy, những ai cảm thấy được bạn tình trân trọng các công việc nho nhỏ trong nhà ấy thường ít so bì về sự phân chia lao động vợ chồng dưới mái ấm. Họ cũng thường dễ hài lòng với cuộc sống hôn nhân hơn những bà vợ, ông chồng không nhận được lời khen, lời “cảm ơn”. Một từ đơn giản khác cũng có thể nuôi dưỡng niềm vui lứa đôi, đó là “Chúng ta”.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tâm lý học và Tuổi già tháng 9 năm 2009 cho thấy, những cặp vợ chồng nào hay sử dụng các từ mang ý nghĩa chung đôi như "chúng ta", "của chúng ta" hay "tụi mình", ngay cả khi đang bất đồng tranh cãi, cũng tỏ ra nhiều tình cảm với nhau, ít có hành vi tiêu cực như tức giận, và mức độ căng thẳng về sinh lý cũng thấp hơn. Còn cặp nào quen dùng các từ thể hiện sự riêng biệt, chẳng hạn như "tôi", "cô, anh" khi cãi nhau, chứng tỏ cuộc hôn nhân của hai người đang thiếu hẳn sự hài lòng.
4. Đừng cường điệu hóa, hãy tập quên cho nhanh!
Theo Kira Birditt, chuyên gia tâm lý gia đình thuộc Viện nghiên cứu xã hội của Đại học Michigan, Mỹ, các cặp vợ chồng sống đời hôn nhân tiêu cực thường có xu hướng đánh gía bạn tình mỗi ngày một xấu hơn khi cả hai sống lâu bên nhau. Nghĩa là, một khi trong hiện tại cô vợ cho rằng anh chồng tính khí khó chịu, ưa đòi hỏi, bà ta dễ nghĩ tương lai của mình khi sống chung với người đàn ông này sẽ càng ảm đạm hơn.
Khi nghiên cứu 800 cá nhân về mức độ suy nghĩ tiêu cực của họ đối với vợ chồng, con cái và bạn bè, các nhà khảo sát nhận thấy mức khó chịu với nhau nhất nằm ở các cặp đôi, vợ chồng. Oái oăm là quan điểm tiêu cực trong hôn nhân ấy lại có xu hướng tăng theo thời gian.
Các chuyên gia tâm lý cũng đành cho đây là một phần bình thường của các mối quan hệ, bởi họ thấy hầu như đa số các cặp vợ chồng đều sa vào mặt tiêu cực này, nghĩa là cả hai đã cường điệu hóa những xung đột, không thể gạt bỏ nhanh chúng ra khỏi đầu được.
5. Đôi khi cần đến sự lạnh lùng, cứng rắn
James McNulty, nhà tâm lý học của Đại học Tennessee, Mỹ đã đưa ra một nhận định khá bất ngờ, có lẻ cả đối với những đôi vợ chồng hạnh phúc lẫn hay xào xáo. Theo ông, nếu có các cặp nào cư xử tệ với nhau khiến bạn tình mình phát điên cũng đừng quá lo lắng, vì thực sự ở đời tồn tại không ít những cuộc hôn nhân hình thành và kéo dài nhờ... chính các hành vi tiêu cực. Họ như là “những cặp trời sinh” và phải sống chung với lũ.
Theo McNulty, đối với một số cặp vợ chồng có vấn đề nghiêm trọng, cách tốt nhất để biến chuyển tình hình dường như giữa hai phải cần có một người cứng rắn, lạnh lùng, khoan dung phải lúc, biết lên tiếng trách cứ để người kia thay đổi. Về cơ bản, các cặp vợ chồng hạnh phúc có cách cư xử riêng, thuần túy là phản ánh niềm vui của họ, mà trên thực tế các cặp vợ chồng thiếu hạnh phúc không thể bắt chước và thực hành tương tự.
McNulty cho rằng nếu cứ rập khuôn, mối quan hệ của họ xem ra chỉ tồi tệ thêm theo thời gian mà thôi. Ông kết luận: “Đã có nhiều bằng chứng cho thấy việc trách cứ, hành xử tiêu cực có thiện chí ở mức nào đó có thể thúc đẩy bạn tình thay đổi tính cách, nghĩa là các cặp vợ chồng gặp khó khăn đời hôn nhân nên can đảm chỉ trích, phê bình, uốn nắn nhau nhiều hơn”.
6. Kiên trì trong cuộc chiến đi tìm và bảo vệ hạnh phúc
Trong một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Đánh giá Tâm lý học đại cương, nữ Tiến sĩ Bianca Acevedo thuộc Đại học California, Santa Barbara, Mỹ đã phân tích khảo sát hơn 6.000 người, bao gồm các cặp mới cưới lẫn đã lập gia đình ít nhất 20 năm, và đưa ra kết luận.
Tình yêu lãng mạn có thể đứng trước thử thách của thời gian nếu người ta nỗ lực duy trì nó. Mặc dù các nhà nghiên cứu đã nhận ra một khác biệt, trong khi tình yêu lãng mạn có thể kéo dài còn thứ tình yêu đam mê, chiếm đoạt thường nhạt dần sau khi mới chớm, thì lại có rất nhiều người khiến ta ngạc nhiên khi họ vẫn còn thực yêu bạn đời lâu năm của mình.
Theo các chuyên gia tâm lý, chìa khóa để giữ cho sự lãng mạn ấy tồn tại là cả hai kiên trì trong cuộc chiến đi tìm và bảo vệ hạnh phúc lứa đôi. Nghiên cứu cũng đề nghị vợ chồng nên dành thời gian và thực sự quan tâm đến mối giây hôn nhân ràng buộc, có thế mới giải quyết được những xung đột một cách tương đối suôn sẻ.
Có đầu tư cho hôn nhân người ta mới được tiếp cận các trải nghiệm mới, từ đó kích thích cơ thể sản xuất những chất hóa học thần kinh dopamine và norepinephrine, hai “nhân tố khoa học” thường xuất hiện ở não trong giai đoạn đầu hạnh phúc khi hai người mới yêu nhau.