Đó là những dấu hiệu như: thích kiểm soát đối tác trong mọi khoảng thời gian trong ngày. Thường tìm kiếm những lỗi lầm trong quá khứ của đối tác, tấn công tâm lý kiểu như khóc lóc và dọa tự tử. Cô lập người yêu và hạn chế các mối quan hệ với người khác giới của bạn đời...
Dựa trên hồ sơ trị liệu hôn nhân gia đình, các chuyên gia tâm lý cho rằng, trên thực tế thường có 3 kiểu cặp đôi nguy hiểm trong hôn nhân. Đó là:
1. Cặp đôi hung hăng:
Thông thường cặp vợ chồng này có một căn bệnh không được phát hiện, có nguồn gốc di truyền hoặc ảnh hưởng bởi những chấn thương tình cảm nghiêm trọng trong thời thơ ấu hoặc tuổi vị thành niên. Đặc điểm của kiểu cặp đôi này là:
Cố tìm kiếm lỗi của đối tác như một cách tìm kiếm xung đột. Họ thường có lối nói kiểu tấn công như kéo dài giọng, cử chỉ mang ý nghĩa tiêu cực. Họ cũng thường ứng xử theo cách cấm người yêu hoặc bạn đời có bạn bè, giao thiệp xã hội rộng, cấm làm việc này việc nọ…
Một trong những biểu hiện khác của kiểu cặp đôi này là họ thích tìm kiếm đối tác là một cô gái hay chàng trai ngoan ngoãn, nhân cách yếu để có thể buộc tội, ngược đãi, làm nhục…
Ví dụ, một cô gái đi đến bữa tiệc tốt nghiệp của trường đại học của người yêu mình, là một chàng trai có quá khứ bị ngược đãi. Tại cuộc họp này, khi chụp ảnh, người yêu của cô gái không bao giờ chụp ảnh cùng nhau với người yêu, ăn mừng với tất cả mọi người dường như phớt lờ cô. Khi cô gái phàn nàn, chàng trai sẽ nhìn cô với sự tức giận và nói rằng, cô gái đã phá hỏng bữa tiệc. Tuy nhiên đó là cách chàng trai đặt cái bẫy để nói với cô gái rằng “em ích kỷ”, “em tàn nhẫn”, “em không nghĩ đến người khác” để buộc chân cô gái. Anh ta làm như vậy là bởi trong sâu thẳm anh ta mắc phải bệnh tình cảm này.
Hãy xem một ví dụ khác: Một cô gái kiểm tra điện thoại di động của bạn trai và thấy một tin nhắn của người yêu cô nhắn cho một người bạn: "Đã muộn rồi, hẹn gặp lúc khác”. Cô gái bắt đầu hét lên, xúc phạm anh người yêu và dán nhán cho anh ta là không chung thủy…Và cô gái đã thể hiện sự tức giận tột độ của mình, đòi cắt đứt mối quan hệ. Anh người yêu không biết làm cách nào để cho cô người yêu hiểu được rằng, cô đã hiểu lầm. Đây là dạng những cô gái mắc bệnh tình cảm này.
Hai trường hợp được nêu ở trên đều thuộc vào hai kẻ lạm dụng nguy hiểm bởi văn hóa cảm xúc ở họ đã bị vắng mặt. Cả hai đã bị lạm dụng bởi cha hoặc mẹ. Họ thường đã bị chỉ trích khắc nghiệt, có cuộc sống an toàn, đã có mối quan hệ xấu từ trong gia đình.
2. Cặp đôi ích kỷ: Đó là những người >đàn ông hay >phụ nữ người thường đã lập gia đình, hoặc đã có người yêu nhưng vẫn có những mối quan hệ tình cảm khác.
3. Cặp đôi có tính khí thất thường: Họ là những người hay lo lắng, hay thay đổi tâm trạng.
Theo bà Rosa María Cifuentes, nhìn chung những cặp đôi được xem là nguy hiểm thường có những đặc điểm như sau:
- Thích kiểm soát đối tác trong mọi khoảng thời gian trong ngày
- Thường tìm kiếm những lỗi lầm trong quá khứ của đối tác
- Tấn công về mặt tâm lý như khóc, dọa tự sát nếu đối tác chia tay
- Cố gắng cô lập người yêu, không cho làm bạn với người khác giới
- Phàn nàn về gia đình của họ như một lý do biện minh cho một điều gì đó ở hiện tại
Một mối quan hệ nguy hiểm là khi họ không bao giờ nhận lỗi trong khi sai lầm thì lặp đi lặp lại không ngừng. Những mối quan hệ này thường không có được sự hòa bình, hài hòa từ bên trong. Nó có tính chất ích kỷ, thiếu thận trọng, không thể giao tiếp và không thể để tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác.