Sau những đổ vỡ tình cảm, người phụ nữ thường có tâm lý đắn đo giữa hai quyết định: đi thêm bước nữa hoặc cam chịu một cuộc sống khép kín kể từ đây. Trong cả hai trường hợp này, sự hiện diện của những đứa con chung luôn làm họ cảm thấy cần phải có trách nhiệm suy nghĩ và cân nhắc…
Các nhà tâm lý học đã đưa ra một số tình huống thường xảy ra để có thể giúp người trong cuộc nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng hơn.
Tại sao 60% trong số phụ nữ ly hôn lại khó có thể tạo dựng một tổ ấm mới?
Khi người phụ nữ không có một người đàn ông có khả năng giúp họ duy trì tình cảm vào thời điểm vừa ly dị hoặc chia tay thì cuộc sống yêu đương của họ quả là một cuộc hành trình đầy phức tạp và đau khổ. Vậy thì có thể làm thế nào để mối quan hệ êm thắm với một người đàn ông khi con mình luôn gây rắc rối?
Giai đoạn quá độ khi người mẹ đang đi tìm một mối quan hệ mới sẽ đánh dấu sự bộc lộ bản năng giới tính của mình – đây là một việc làm mà con cái cảm thấy không hài lòng. Chúng không muốn nhìn thấy cảnh mẹ mình phải sống một thân nuôi con, vì chúng nghĩ rằng cuộc sống sẽ là gánh nặng trên vai người mẹ; thế nhưng nếu người mẹ có quan hệ với một người khác thì chúng lại cảm thấy buồn bã như bị bỏ rơi.
Chính vì thế mà nhiều phụ nữ phải cam chịu cuộc sống một mình nuôi con để tránh đi sự xung đột. Tuy nhiên, trường hợp này người phụ nữ vẫn có thể xua tan cơn sóng gió bằng sự thanh minh với con cái để chúng hiểu rằng: ''Mẹ cần những người bạn ở lứa tuổi của mẹ, cũng như con cần bạn ở tuổi con mà thôi”.
Thông thường khi được hỏi đến việc người mẹ muốn tìm một mái ấm riêng thì đại đa số trẻ em đều trả lời là ''Không”.
Đúng thế. Tuy nhiên, nhiều hơn vẫn là số thanh thiếu niên, khi ở chúng bắt đầu thể hiện khả năng giới tính. Lúc còn nhỏ, chúng chưa bị thu hút bởi những gì tai nghe, mắt thấy xung quanh vấn đề tình yêu hoặc tình dục. Khi đến độ tuổi 13, 14, chúng sẽ lên tiếng phê phán những chuyện ái ân mỗi khi được chứng kiến ngay.
Con trẻ sẽ phê phán người mẹ khi có người đàn ông mới hoặc người mẹ sống độc thân?
Cả hai. Hiếm có trường hợp đứa trẻ có hạnh phúc khi bố mẹ ly dị, và cũng hiếm trường hợp chúng dễ dàng chấp nhận một người đàn ông mới luôn kề cận bên mẹ chúng. Tuy vậy, chúng cũng chẳng vui vẻ gì khi thấy người mẹ một mình sống lầm lũi, cô đơn.
Nếu có, nên giải quyết như thế nào?
Trong việc giáo dục con cái, cần biết lồng cả yếu tố tình yêu vào: tình yêu cuộc sống, tình yêu lứa đôi; nếu không thì cuộc sống sẽ chẳng còn ý nghĩa. Thế nhưng, không nên để cho chúng chứng kiến những cảnh ân ái giữa mẹ chúng và người đàn ông mới.
Chỉ cần để chúng biết rằng, mẹ chúng cần đi ra ngoài nhiều buổi tối trong tháng mà không cần thiết phải giải thích chi tiết với chúng. Tự nhiên chúng sẽ hiểu rằng, mẹ chúng đang cần tình cảm của riêng mình và chúng không nên can thiệp vào việc riêng tư ấy. Điều liên quan đến chúng là mẹ chúng đang sống vui vẻ và bình thường là đủ.
Trong trường hợp mối quan hệ giữa con trẻ và người cha mới của chúng trở nên mật thiết?
Khi đó, cần cho con cái hiểu rằng, không phải sắp có một người cha mới đến với chúng, rằng mẹ chúng và người đàn ông đó không đòi hỏi ở con cái một một sự liên hệ ràng buộc tình phụ tử nào cả.
Chính sự việc không rõ ràng thường làm con cái không thể chịu nổi sự có mặt của thành viên mới trong gia đình và điều này dễ dẫn đến những xung đột đáng tiếc; bởi vì mỗi người đều có thể tạo cho đứa trẻ một điều gì đó tốt đẹp nếu như họ biết cách làm sáng tỏ mối quan hệ và vai trò của mình.