Không phải bị chồng phản bội, đây mới là 3 nỗi nhục khiến đàn bà cả đời tủi hổ, không thể ngóc đầu lên được.
Rất nhiều đàn bà phấn đấu cả đời chỉ mong lấy được người chồng tử tế, họ xem người đàn ông ấy là tất cả những gì mình có. Họ quên mất rằng, nếu đặt cược đời mình vào tay đàn ông thì người phải chịu thua thiệt chính là bản thân mình.
Những tưởng bị chồng “cắm sừng”, lên giường với gái lạ đã là nỗi đau lớn nhất, nhưng nó vẫn chưa là gì so với nỗi nhục ê chề này.
Sống kiếp tầm gửi
Đàn bà dù có lấy chồng hay không cũng cần tự chủ, độc lập. Tự chủ để tự quyết định những điều liên quan đến cuộc đời mình, độc lập để không cần dựa dẫm vào ai cũng có thể sống tốt. Mẹ cha, anh chị em chẳng thể giúp đỡ bạn cả đời, chồng càng không.
Vậy nên, dù có được thương yêu, nuông chiều đến mấy đàn bà cũng đừng dại tin vào câu “ở nhà anh nuôi” của chồng mà bán rẻ đời mình. Rồi bạn sẽ thấy, ăn bám chồng chính là nỗi nhục lớn nhất đời đàn bà. Bạn đánh mất tương lai, không có sự nghiệp, hi sinh tất cả để rồi chỉ nhận được câu nói đắng chát “em chỉ ở nhà, biết gì mà nói”, hay những câu đay nghiến “tôi đi làm cực khổ, không sung sướng như cô”.
Bỏ quên mẹ cha
Người ta bảo “lấy chồng theo chồng”, “con gái là con người ta” nên đàn bà cứ dại dột tin, cứ dại dột gom hết sức lực để chăm lo, săn sóc gia đình chồng mà quên bẵng đi bố mẹ ruột của mình. Làm ngơ với người đã có công dưỡng dục, sinh thành chính là sai lầm khiến đàn bà phải dùng nửa đời còn lại để hối tiếc.
Đừng biện minh rằng vì bạn bận bịu chồng con, vì thời gian eo hẹp, vì có trăm công nghìn việc phải làm. Một cuộc gọi cho bố mẹ mất chỉ vài phút, món quà nhỏ dịp Tết chẳng đáng là bao, nhưng niềm vui mà nó mang lại sẽ giúp bố mẹ ấm lòng khôn cùng.
Không dạy được con
Đừng bao giờ dùng câu nói “cha mẹ sinh con trời sinh tính” để trả lời cho câu hỏi vì sao con mình hư hỏng. Bạn có thể là một người mẹ vụng về, nấu ăn không ngon, dọn nhà không khéo nhưng nhất định phải là người mẹ thương con đúng cách.
Đừng thấy con ngã đã vội đỡ lên, đừng vì con mè nheo mà mềm lòng đáp ứng mọi đòi hỏi của trẻ, cũng đừng vì xót con mà không nỡ trách phạt. Mẹ như thế con lớn lên ắt hư hỏng, vô lễ và bất hiếu vì đã bị giáo dục sai cách. Càng nghiêm khắc, khéo léo bạn mới mong uốn nắn, dạy bảo con nên người.