Nghiên cứu cho thấy những lời nói dối vô hại có thể giúp xây dựng niềm tin trong mối quan hệ. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết con người thích những lời nói dối thiện chí hơn là sự thật khó chấp nhận.
Do đó khi bạn muốn bảo vệ cảm xúc của người yêu hay vì tốt cho đối phương, bạn có thể dùng những lời nói dối vô hại và không phải cảm thấy tội lỗi vì điều đó.
Dưới đây là những tình huống mà lời nói dối trong tình yêu có thể được chấp nhận, thậm chí có lợi.
Khi bạn bị bạo hành trong tình yêu
Khi bạn là nạn nhân bị bạo hành về tinh thần hay thể xác, bạn cần đặt an toàn và hạnh phúc của mình lên hàng đầu. Nếu bạn muốn tìm kiếm giúp đỡ hay thoát khỏi kẻ bạo hành, bạn cần hết sức thận trọng để không kích thích đối phương hung hăng hơn.
Bạn có thể nói dối khi bạn liên lạc, gọi điện cầu cứu người khác. Bạn không cần bận tâm vấn đề nói dối khi mình đang bị nguy hiểm.
Khi đối phương hỏi cảm giác của bạn về người khác
Đôi khi bạn có thể tránh những câu hỏi khó từ đối phương vì lợi ích của mối quan hệ. Hãy tưởng tượng khi người yêu hỏi bạn: "Anh/em đã từng yêu ai nhiều hơn em/anh chưa? Anh/em thấy cô ấy/anh ấy hấp dẫn hơn em ư?"
Nếu mối quan hệ của bạn đang bình yên và bạn không muốn chia tay với người yêu hiện tại, bạn tốt nhất nên nói "không" dù sự thật là gì chăng nữa.
Có thể trước đây bạn từng yêu một nhiều khác người hơn hoặc bị ai đó hấp dẫn, nhưng tình yêu và cảm xúc của người yêu bạn còn quan trọng hơn.
Khi bạn chủ động chia tay và không muốn làm đối phương tổn thương
Làm người chủ động chia tay không phải chuyện dễ dàng, bạn cần tìm cách thông minh để nói cho đối phương quyết định của mình.
Bạn không cần phải phàn nàn, buộc tội nhau vì điều đó có thể làm tổn thương người bạn từng yêu. Bạn có thể nói "Vấn đề không phải ở em mà là ở anh" hoặc nói về vấn đề sai thời điểm.
Lời nói dối thiện chí sẽ giúp bạn giữ sự tôn trọng lẫn nhau và chia tay bớt tội lỗi, đau khổ.
Khi bạn muốn chấm dứt cuộc tranh cãi dai dẳng
Khi bạn và đối phương không thể đồng thuận sẽ dẫn tới căng thẳng, tranh cãi. Bạn cần cân nhắc liệu tranh cãi này có đáng hay không, bạn có muốn làm lành với đối phương hay không.
Sau đó bạn có thể nên nói xin lỗi và vờ chấp nhận quan điểm của đối phương ngay cả khi bạn không thực sự nghĩ vậy.
Khi đối phương tặng quà tệ hay nấu ăn không ngon
Trong trường hợp này có lẽ bạn nên lịch sự thay vì thẳng thắn để tránh khiến đối phương buồn lòng. Hãy rộng lượng bỏ qua những sai lầm nhỏ để mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Ví dụ nếu bạn gái bạn tặng bạn chiếc sơ mi bạn không vừa ý, hay bạn trai nấu ăn cho bạn nhưng không ngon, hãy cứ tỏ ra bạn thích nó.
Đối phương đã đầu tư thời gian, công sức, tiền của để khiến bạn vui, vậy nên đừng khiens họ thất vọng.
Khi bạn muốn hủy cuộc hẹn mà không có lý do chính đáng
Khi bạn không có tâm trạng hẹn hò hay muốn đi chơi riêng với bạn bè thay vì người yêu, bạn khó lòng thú nhận sự thật vì có thể sẽ khiến đối phương tổn thương.
Khi đó bạn có thể tìm một lý do chính đáng để hủy cuộc hẹn. Đôi khi trong mối quan hệ mới, bạn cần có thời gian cho bản thân hay để thư giãn, điều đó hết sức bình thường.
Khi bạn không thích trang phục hay kiểu tóc mới của đối phương
Bạn đang hẹn hò với một người có phong cách và ngoại hình mà bạn thích, nhưng một ngày nọ đối phương bỗng ăn mặc hoặc để kiểu tóc không được đẹp theo mắt bạn.
Nếu bạn nói sự thật, bạn có thể khiến đối phương buồn và tổn thương, hoặc bạn có thể giữ những suy nghĩ trong lòng.
Bạn không thể kiểm soát lựa chọn phong cách của người yêu mình nhưng bạn có thể chọn cách cư xử khôn khéo và khen ngợi đối phương.