Phụ nữ dù có chịu thương, chịu khó đến đâu thì đến một lúc nào đó cũng sẽ rời bỏ người đàn ông của mình. Bởi hạnh phúc gia đình không thể chỉ một người cố gắng.
Quá mệt mỏi vì trách nhiệm
Một gia đình hạnh phúc là nhờ sự vun đắp của cả vợ và chồng. Nó đòi hỏi sự nỗ lực, sự quan tâm, sự gắn kết và mục tiêu chung của cả hai.
Thế nhưng, có tình trạng là cuối ngày, có những người vợ tất bật lo toan con cái, đón con, nấu cơm, giặt giũ mà không biết mặt chồng mình đang ở đâu, ở cơ quan hay đang đi nhậu với bạn.
Phụ nữ cảm thấy gánh nặng, làm tất cả mọi việc nhưng vì tình thương, họ tìm cách để gìn giữ hạnh phúc gia đình, để mối quan hệ đó được "sống". Nhưng đến một lúc nào đó, khi cảm thấy quá mệt mỏi, họ sẽ ra đi, rời xa người đàn ông của đời mình không mảy may luyến tiếc.
Một chuyện thôi mà cãi nhau từ mùa này sang mùa khác
Rất nhiều cặp đôi rất hay cãi nhau, nhưng chẳng có chuyện gì mới mà chỉ có một chuyện cũ. Thế mà họ có thể tranh luận từ năm này đến năm khác. Khi cả hai không được thỏa mãn trong cuộc tranh luận đó, cuộc hôn nhân của hai người sẽ gặp trắc trở.
Đối với phụ nữ, khi họ cảm thấy không thể thay đổi tình hình, họ bắt đầu sẽ nói ra những điều thật sự họ bực tức trong lòng kiểu như "anh không nghe lời em", hay "lời xin lỗi của anh không có ý nghĩa gì hết".
Đó mới là lúc phụ nữ cảm thấy mệt mỏi và suy nghĩ nhiều về cuộc sống của mình và chồng. Liệu đây có là sự lựa chọn đúng hay không?
Khi không hòa hợp trong >đời sống vợ chồng
Không ai có thể phủ nhận chuyện chăn gối là một trong những yếu tố quan trọng giữ chân hai người ở lại trọn đời bên nhau. Thông thường, khi phụ nữ phàn nàn về >chuyện vợ chồng của họ, thường là do có những vấn đề lớn hơn ở ngoài phòng ngủ.
Khi hai người thực sự sống trong một nhà nhưng không còn nghĩ về nhau, không còn cảm thấy nhớ nhau mỗi khi xa nhà thì chắc hẳn có những vấn đề tiềm ẩn bên trong gia đình họ.
Sống một nhà nhưng không thể nói chuyện
Rất nhiều người phụ nữ kết hôn lâu năm nhưng lại ly hôn bởi vì họ không còn cảm thấy nói chuyện được với chồng hay tìm sự hòa hợp về mặt cảm xúc.
Thực tế là rất nhiều gia đình không coi trọng việc giao tiếp với nhau dẫn đến những hiểu lầm không được giải quyết. Lâu dần sẽ trở thành thói quen và khoảng cách hai người cứ dần xa mà không biết. Phụ nữ sẽ thật sự cảm thấy trống trải ngay trong ngôi nhà của mình.
Chỉ lủi thủi một mình cố gắng
Mỗi người sẽ trưởng thành trong các mối quan hệ của mình và thường sẽ cố gắng nếu thực sự vì nhau.
Nhiều khi vợ muốn tốt cho chồng, nhắc anh ấy làm điều này, điều kia, chăm sóc >sức khỏe bản thân cho thật tốt nhưng chồng khăng khăng không làm. Đến cả việc nuôi con, vợ cũng quyết định hầu như mọi thứ. Thử hỏi, chỉ một mình vợ cố gắng liệu có được không?
Vợ sẽ chẳng muốn nghe chồng phàn nàn "lắm chuyện", thế nhưng vì đâu mà họ thường xuyên nhắc nhở chồng? Vì đâu mà họ hay nói chuyện với chồng? Những câu chuyện tưởng như vô thưởng vô phạt lại là sợi dây gắn kết hai người đấy chứ.
Đến lúc vợ chỉ nói chuyện một mình, không ai lắng nghe, không ai thấu hiểu, ắt họ sẽ rời xa người đàn ông của mình mà thôi.
Bản năng muốn tìm về nơi bắt đầu
Cuộc sống gia đình thay đổi người phụ nữ nhiều lắm. Người nào may mắn thì gia đình có kẻ hầu người hạ, cơm bưng nước rót không phải làm gì. Còn đa số thì họ vẫn phải đi làm, vẫn phải đi chợ, nấu cơm, giặt giũ, chăm con, và chăm cả...chồng.
Một khi cuộc sống gia đình đã khiến họ khác đi quá nhiều, thay đổi quá nhiều theo hướng tiêu cực, họ lại muốn làm lại, muốn được sống như trước chứ không phải áp lực như bây giờ.