Đối mặt với cuộc hôn nhân đổ vỡ không bao giờ là điều dễ dàng và ai cũng sẽ phải trải qua những giai đoạn cảm xúc hỗn loạn trong và sau khi ly hôn.
Ly hôn là một trong những quyết định căng thẳng và đau đớn
Ly hôn là một trong những quyết định căng thẳng và đau đớn nhất. Cảm giác buồn đau, trách móc, nuối tiếc có thể làm bạn mắc kẹt trong mớ cảm xúc hỗn độn của bản thân.
Để đưa đến quyết định khó khăn ấy bạn cũng cần biết những nguy cơ phải đối mặt để luôn vững vàng.
5 giai đoạn cảm xúc trong và sau khi >ly hôn
Né tránh sự thật
Bạn thấy khó tin điều này đang xảy ra với bạn. Bạn từ chối chấp nhận mối quan hệ đã kết thúc và đấu tranh với việc cố gắng tìm giải pháp cho các vấn đề hôn nhân. Bạn dành thời gian tin rằng nếu bạn làm hoặc nói điều đúng thì vợ/chồng của bạn sẽ quay trở lại. Né tránh sự thật là một công cụ đối phó mạnh mẽ mà một số người sử dụng để tránh phải đối mặt với thực tế trong tình huống của họ.
Cảm giác sợ hãi
Bạn cảm thấy hoảng loạn, giận dữ. Bạn có thể cảm thấy như bạn đang phát điên. Bạn dao động giữa tuyệt vọng rằng cuộc hôn nhân của bạn đã kết thúc và hy vọng nó sẽ được khôi phục. Bạn dường như không thể đối phó với những cảm giác này. Bạn sẽ tự hỏi bạn phải sống cuộc sống một mình thế nào đây? Nhiều cảm xúc và câu hỏi lặp đi lặp lại khiến bạn bị stress.
Bạn đấu tranh hay cố gắng vì những đứa con. Bạn mặc cả với hạnh phúc của chính mình. Bạn thương lượng với bản thân, sợ hãi, lo lắng… Đừng hoảng loạn, tất cả những cảm xúc đó đều là bình thường.
Níu kéo hôn nhân
Bạn vẫn giữ hy vọng cuộc hôn nhân sẽ được cứu vớt. Bạn sẵn sàng thay đổi bất cứ điều gì về bản thân nếu chồng/vợ quay trở lại. Điều quan trọng cần học trong giai đoạn này là bạn không thể kiểm soát suy nghĩ, mong muốn hoặc hành động của một người khác. Người còn lại không muốn ly hôn có khả năng sẽ nán lại trong giai đoạn này lâu hơn so với người chủ động ly hôn.
Buông tay
Trong giai đoạn này, bạn nhận ra rằng cuộc hôn nhân đã kết thúc, và bạn không thể làm gì hoặc nói gì để thay đổi điều đó. Bạn trở nên sẵn sàng hơn để tha thứ cho lỗi lầm của người bạn đời cũ và chịu trách nhiệm về phần mình trong sự đổ vỡ của cuộc hôn nhân. Bạn bắt đầu cảm thấy một cảm giác tự do và hy vọng cho tương lai sắp tới.
Chấp nhận sự thật
Những suy nghĩ ám ảnh đã dừng lại, nhu cầu hàn gắn hôn nhân của bạn không còn nữa. Bạn bắt đầu cảm thấy như thể bạn sẽ có một cuộc sống trọn vẹn. Bạn lên kế hoạch cho cuộc sống mới với những ý tưởng mới.
Đây là giai đoạn bạn thấy mình có thể tiến lên bất chấp nỗi sợ hãi. Nỗi đau về một cuộc hôn nhân đổ vỡ đã nhường chỗ cho những hy vọng. Bạn không còn sống trong quá khứ mà sẵn sàng chuẩn bị tinh thần cho tương lai.