Phụ nữ sinh ra vốn đã thiệt thòi, gánh trên vai nhiều nỗi lo toan, hãy học ngay 5 chữ này để sống an nhiên.
5 chữ "học" giúp >phụ nữ sống an nhiên
Học “Buông bỏ”
Có những việc hôm nay được xem là chuyện lớn, nhưng ngày mai lại chỉ là chuyện nhỏ; việc xảy ra trong năm nay dù có lớn đến mấy, sang năm chỉ còn là câu chuyện; việc xảy ra trong kiếp này dù có to cỡ nào thì sang kiếp sau cũng chỉ là truyền thuyết; chúng ta cùng lắm chỉ là những người có câu chuyện mà thôi.
Khi gặp khó khăn trong cuộc sống hay trong công việc, hãy tự nhủ với bản thân rằng: Hôm nay sẽ qua đi, ngày mai rồi sẽ đến, một ngày mới sẽ lại bắt đầu.
Đó là lý do tại sao Phật dạy chúng ta hãy biết buông bỏ, để lại sau lưng những muộn phiền và quá khứ để dành sức tiếp tục cuộc hành trình của đời mình. Để có thể an nhiên, mỗi người nên biết tùy duyên và thuận theo tự nhiên mà sống.
Học “thấu hiểu”
Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?
Học “nhẫn"
Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không. Chỉ cần biết nhẫn mọi thứ đều sẽ đi vào quỹ đạo.
Học “nhận lỗi”
Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng. Thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn. Đã sai lại đổ lỗi cho người khác thì nghiệp báo càng nặng nề hơn.
Học “Độ lượng”
Con người sống ở trên đời, không cần thiết việc gì cũng phải quá minh bạch, rõ ràng, bởi “nước trong quá thì không có cá, còn người thanh cao quá thì không ai chơi”.
Khi bạn tranh giành với người nhà, tình thân sẽ rạn nứt; tranh giành với người yêu, tình yêu sẽ phai nhạt; tranh giành với bạn bè, tình nghĩa sẽ tan vỡ. Tranh giành là lý trí, nhưng thua lại là tình cảm, tổn thương vẫn là chính mình.
Phụ nữ thông minh nên nhớ kĩ những điều này
Lời không nên nói
Những lời bóc mẽ khuyết điểm của người khác
Làm người, ai ai cũng có khuyết điểm, ai ai cũng khó tránh khỏi đôi lần mắc lỗi. Những lỗi lầm hay khuyết điểm ấy, dẫu lớn nhỏ thế nào, cũng cần được cảm thông và dung thứ.
Bởi vậy, khi nói chuyện cần phải tinh tế, không nên lấy “lòng dạ ngay thẳng” làm cái cớ để không còn giữ mồm giữ miệng. Dù là người thẳng thắn thật thà, cũng không nên bóc trần khuyết điểm của người khác. Trong bất kể trường hợp nào, nói chuyện mà không để tâm đến cảm xúc của đối phương sẽ rất dễ khiến người ta bị dồn vào chân tường mà không có đường lui.
Những lời thổi phồng bản thân
Được người khác khen ngợi, đó gọi là danh tiếng; còn tự mình khen ngợi, đó gọi là khoe khoang.
Một người không chút lý trí, lải nhải không thôi, sẽ trở nên tầm thường thiển cận, thiếu hàm dưỡng và cũng không được hoan nghênh.
Dù chúng ta thật sự có tài năng thì cũng không cần phải nói lời khoác lác, người khác tự nhiên sẽ biết được năng lực và ưu điểm của mình.
Vậy nên những lời thổi phồng bản thân, tốt nhất là đừng nên nói.
Những lời vô bổ không giá trị
Thay vì nói lời vô ích, chi bằng nói lời chuẩn mực; thay vì nói nhiều mà vô nghĩa, chi bằng nói ít mà trúng vào trọng tâm.
Việc không nên làm
Những chuyện tự rước phiền não
Không nên so sánh bản thân với người khác. Có câu nói rằng: “So sánh với người, tự mình tức chết”, so đi so lại, bản thân cuối cùng được gì đây?
Nếu như thật sự phải so sánh, thì hãy nhìn lại chính bản thân mình, đối chiếu với ngày hôm qua, thì bản thân của hôm nay có vui vẻ hơn không, hạnh phúc hơn không? Nếu câu trả lời là không, đó mới chính là điều cần phải so sánh.
Những chuyện thay đổi người khác
Mỗi người đều có thói quen và cách sống của riêng mình, không có điều gì đúng sai tuyệt đối, cũng không có ai là toàn diện cả.
Thay vì thay đổi người khác, chi bằng thay đổi chính mình. Thật ra, bản thân bạn mới chính là người cần thay đổi để luôn hoàn thiện hơn.
Thay vì chỉ trích người khác, giận dỗi người khác, đòi hỏi người khác phải thay đổi theo mong muốn của ta, chi bằng hãy chung sống hòa thuận, dĩ hoà vi quý, mọi mâu thuẫn lớn nhỏ đều không để trong tâm.
Vạn sự vạn vật bởi có cao có thấp, có lớn có nhỏ, có đen có trắng, có xấu có đẹp, mới tạo nên sắc màu của cuộc sống. Chấp nhận người khác, cũng là chấp nhận sự phong phú của đất trời, đồng thời còn giúp nội tâm an hoà tĩnh lặng hơn.
Những chuyện ham chiếm tiện nghi
Nói đến lợi ích, có những thứ rất bề mặt, ai ai cũng nhìn thấy được. Nhưng lại có những thứ rất ẩn hình, tưởng là “phúc” đấy, thực ra lại là hoạ, tưởng là “lợi” đấy, thực ra lại thiệt thòi nhiều hơn.
Bởi vậy, chỉ có người dại mới ham chiếm tiện nghi, tranh tranh đấu đấu, tìm cách vơ lợi ích về mình. Họ tưởng rằng đó là khôn ngoan, nhưng cuối cùng lại khiến bản thân phải chịu thiệt nhiều hơn.
Ngược lại, người khôn sẽ không vì cái lợi trước mắt mà chiếm đoạt tiện nghi bất chính. Họ hiểu rõ đạo lý nhân quả, muốn được thì phải biết phó xuất, trên đời không có “của Trời cho”. Vậy nên, họ sẵn sàng chịu thiệt, nhường một bước để thấy biển rộng trời cao. Kỳ thực, chịu thiệt chính là phúc, có những lúc chịu thiệt mới có thể nhận được phúc báo sau này.
Nói đi nói lại, cũng chính là: Muốn nhận được hồi báo, thì phải học cách cho đi.