Muốn tránh khủng hoảng về tiền bạc khi hôn nhân tan vỡ, bạn phải có một khoản khẩn cấp và nguồn thu nhập riêng.
Chuyên gia tư vấn tài chính Helen Baker, ở Sydney, Australiachia kể rằng, bà kết hôn lúc 22 tuổi, khi còn bất an về cảm xúc và tài chính và ly hôn 4 năm sau. "Phụ nữ luôn khao khát yên bình và sự đảm bảo về tài chính, nhưng lạ thay, chúng ta lại ít khi tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia", bà nói.
Nói với Mamamia, bà chia sẻ đã định hướng đời mình sau cuộc ly hôn 25 năm trước và >phụ nữ nào cũng nên làm theo 4 bài học bà đã đúc rút được:
Phải luôn có quỹ khẩn cấp
Nếu muốn chấm dứt hôn nhân hay nghĩ rằng có lúc việc đó sẽ xảy ra, cần đảm bảo mình có quỹ riêng. Đây là khoản >tiền chỉ một mình bạn có thể sử dụng. Mọi phụ nữ, dù hôn nhân êm ấm cỡ nào, cũng cần có khoản này. Nó không phải chỉ để dành cho bước đường cùng.
Có thu nhập riêng
Có thu nhập riêng, bạn sẽ "ngay lập tức kiểm soát được cuộc sống của mình".
Duy trì lịch sử tín dụng tốt
Helen Baker kể rằng bà luôn cố gắng đóng khoản trả góp cho ngôi nhà nhỏ của vợ chồng mình dù tình hình thế nào. Bạn đừng bao giờ để mình rơi vào tình trạng nợ xấu, hãy trả đúng hạn tất cả các món nợ ngân hàng.
Buông bỏ những gì cần buông
Dù người khác có đối xử với bạn thế nào, nếu tin rằng mình đúng thì cứ bình tĩnh mà đi và bỏ qua mọi thứ.
Helen Baker cũng khuyên chị em nên nhìn nhận rõ 4 giai đoạn liên quan tới ly hôn để không rơi vào khủng hoảng tài chính:
Trước khi ra tòa
Giai đoạn này cảm xúc thường chiếm lĩnh nên bạn càng cần cố gắng đưa ra các quyết định hợp lý. Cần xem lại các giá trị, nhu cầu và mục tiêu tương lai của mình đồng thời hiểu rõ những tài sản nào là của chung, của riêng.
Đàm phán
Những quyết định ở giai đoạn trước sẽ ảnh hưởng lớn tới việc đàm phán, nhất là chuyện giải quyết các >bất động sản. Bạn có thể nhờ tới các bên chuyên nghiệp để chuẩn bị các giấy tờ cần thiết khi ra tòa.
Sau khi ra tòa
Lúc này, khi các tài sản thời kỳ hôn nhân đã được chia, người ta dễ muốn xả hơi bằng cách mua sắm hay đi nghỉ nhưng đây chính là lúc bạn cần nghĩ ngợi thông suốt và chuẩn bị xây đắp lại tương lai cho mình.
Xây dựng lại cuộc sống
Cần nhìn lại tất cả nền tảng tài chính: Kế hoạch chi tiêu và đầu tư, tiết kiệm dài hạn, bảo hiểm, quỹ khẩn cấp, bất động sản...
Hãy nhớ, đầu tư càng sớm càng tốt và đừng bao giờ nên dựa vào thu nhập từ những nguồn mình không kiểm soát được như trợ cấp từ chồng, khoản hỗ trợ chăm sóc trẻ (từ gia đình hay tổ chức nào đó), và kể cả lương hưu.
Cuối cùng, bạn nên xây dựng một "quỹ nghỉ ngơi" khi đã tự tin về mọi mặt vì những kỳ nghỉ tốt cho >sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.