Dưới đây là 3 nỗi thất vọng thường gặp của các bà vợ và lời khuyên để cứu vãn hôn nhân.
Chiếc áo sơ mi của chồng bạn bị nhăn trong khi bạn có hẹn trong 1 giờ nữa. Nhưng bạn vẫn là áo cho chồng trước khi đi tắm, dù biết điều đó có nghĩa là bạn phải vội vàng hơn để kịp giờ hẹn.
Thế nhưng khi bạn nhờ chồng kéo khóa váy giúp mình, anh ấy lại bảo bạn tránh sang một bên để anh ấy xem TV.
Tại sao bạn luôn để ý và đáp ứng những nhu cầu của anh ấy, trong khi anh ấy có vẻ thờ ơ, không biết gì về những nhu cầu của bạn?
Đừng ngừng giúp đỡ chồng bạn. Thay vào đó, hãy nói cho anh ấy biết sự thất vọng của bạn. Giữ kín tâm sự sẽ chỉ làm nỗi thất vọng của bạn ngày càng lớn mà thôi.
Sau đó, có thể anh ấy sẽ nói rằng do anh ấy không nhìn ra và không biết đọc tâm trí bạn. Hãy hỏi chồng bạn xem anh ấy muốn bạn thông báo như thế nào về những gì bạn cần.
Hãy thiết lập một phương thức chia sẻ nhu cầu không khiến anh ấy cảm thấy quá khích để bạn có thể giúp anh ấy hiểu những gì bạn muốn.
2. 'Chồng tôi không hề lãng mạn một chút nào.'
Chắc hẳn rất nhiều người vợ đã trải qua nỗi thất vọng khi họ cho rằng chồng mình sẽ làm điều bất ngờ nào đó nhân kỷ niệm ngày cưới, và rồi biết rằng anh ấy chẳng có kế hoạch gì cả, thậm chí là quên hoàn toàn chuyện đó.
Cũng như vấn đề đầu tiên, bạn cần nói cho chồng biết. Nếu chồng bạn không coi trọng chuyện lãng mạn, anh ấy sẽ không nỗ lực tạo ra điều đó.
Hãy nói cho chồng bạn biết quan niệm của bạn về lãng mạn và hỏi quan niệm của anh ấy.
Và rồi, khi anh ấy làm một điều lãng mạn, đừng chê cười hay chỉ trích chồng. Nếu bạn thưởng cho những nỗ lực của anh ấy, rất có thể anh ấy sẽ sáng tạo hơn vào lần sau.
3. 'Anh ấy không chịu lắng nghe.'
Đã bao lần bạn than phiền "Anh không nghe em nói gì cả!" với chồng? Chồng bạn có chịu lắng nghe khi cả hai tranh cãi, hay khi bạn nhờ chồng giúp đỡ?
Giao tiếp lành mạnh không dễ nhưng cũng không phức tạp. Nó phụ thuộc vào những lời nói quyết đoán và sự lắng nghe tích cực.
Những lời nói quyết đoán bắt đầu bằng đại từ ngôi thứ nhất, luôn rõ ràng, chắc chắn và mang tính xây dựng. Ví dụ: "Em muốn anh phụ việc nhà nhiều hơn. Em muốn dành thời gian nói về vấn đề này."
Lắng nghe tích cực là trình bày lại thông điệp của người nói để biết liệu người nghe đã hiểu rõ ràng hay chưa. Ví dụ: "Nếu anh hiểu đúng thì em muốn anh phụ việc nhà nhiều hơn và chúng ta dành thời gian ngồi xuống thảo luận đúng không?"
Việc thực hành này có vẻ sơ đẳng, nhưng nó là nền tảng để giao tiếp tốt giữa vợ chồng.
(Theo iMom)