Thử áp dụng những điều này để bớt phải căng thẳng, lo âu trong 1 vài tình huống nhé!
Tại sao có những người luôn suôn sẻ trong cuộc sống, luôn thoải mái, tự tin trong giao tiếp, luôn giải quyết dễ dàng các công việc còn số còn lại thì không? Điều này có thể phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau nhưng chắc chắn một điều rằng, những người thành công luôn là những người đọc vị tâm lý của người khác và hiểu rõ cả tâm lý của chính mình.
Nhờ biết quan sát, đánh giá, nhận xét suy nghĩ và hành vi của người khác mà họ có thể dễ dàng giải quyết những khó khăn hay hướng mọi thứ theo ý muốn của mình. Để học được điều này, ai cũng cần rất nhiều thời gian để trải nghiệm và rút ra những bài học cho riêng mình. Tuy nhiên, có một số mẹo nhỏ liên quan đến tâm lý khá đơn giản mà bạn có thể ghi nhớ để sử dụng trong giao tiếp và giải quyết vấn đề mỗi ngày.
Thứ áp dụng 11 điều dưới đây và bạn sẽ thấy nhiều thứ hoá ra lại đơn giản, dễ hiểu và dễ làm chứ không phức tạp lắm đâu!
1. Nếu có một người cứ nói không ngừng làm cho bạn không có cách nào chen vào được, hãy vờ làm rớt một vật nào đó xuống dưới đất (chìa khóa, bút chẳng hạn). Tiếp theo, bạn hãy khom lưng nhặt nó lên, sau đó bắt đầu nói. Như vậy, trong một khoảnh khắc bạn đã có thể chặn được đối phương nói chuyện mà lại chẳng hề bị họ phát hiện.
2. Khi một nhóm người đang vui vẻ cười đùa với nhau, bản thân mỗi người đều sẽ nhìn về người mà họ thích.
3. Nếu bạn cảm thấy có người đang nhìn mình, hãy nhìn xuống đồng hồ hoặc vị trí đeo đồng hồ. Nếu người đó thực sự đang nhìn bạn, họ cũng sẽ vô thức mà nhìn vào đồng hồ hoặc cổ tay của chính họ.
4. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử xem ai đó có nhìn mình không bằng cách ngáp. Nếu người ta cũng ngáp thì khả năng cao là họ đang dõi theo bạn. Bởi vì việc ngáp rất dễ lan truyền từ người này sang người kia.
5. Phương pháp để học tập và ghi nhớ một cách tốt nhất là giải thích cho người khác nghe. Lúc giải thích, người ta có xu hướng đơn giản và cô đọng hoá vấn đề cho dễ hiểu. Như vậy, bạn cũng sẽ tự động ghi nhớ những thông tin quan trọng và nội dung chủ yếu.
6. Nếu bạn mắc chứng "giờ cao su" nhưng lại có việc gấp cần hoàn thành thì trước lúc đi ngủ hãy suy nghĩ về việc đó. Điều này sẽ làm cho não có sự chuẩn bị thật tốt về mặt tinh thần, bắt đầu định ra một con đường hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy lúc bạn thật sự bắt đầu làm thì mọi thứ sẽ đơn giản hơn nhiều rồi.
7. Nếu cảm thấy vô cùng hồi hộp, hãy thử nhai kẹo cao su. Khi chúng ta ăn một cái gì đó thì bộ não sẽ cảm giác được rằng bạn đang ở trong trạng thái rất là an toàn.
8. Khi giao tiếp hãy chú ý đến bàn chân của người đối diện để đọc vị họ. Ví dụ khi bạn muốn tiếp cận một người nhưng đối phương chỉ xoay người nghiêng về phía bạn nhưng lại không xoay chân thì có khả năng là họ muốn ở một mình hơn. Khi bạn nói chuyện với một người mà bàn chân của anh ta chỉ hướng về phía khác thì có khả năng là anh ta đã muốn đi rồi.
9. Lúc đi phỏng vấn, cố gắng để bản thân làm người đầu tiên hoặc người cuối cùng bước vô phỏng vấn chứ đừng làm những người ở vị trí số 2, số 3... Bởi vì con người thường nhớ rất kỹ càng những cái "đầu" và "chót". Theo đó, ấn tượng của bạn để lại cũng sẽ mạnh hơn những ứng viên khác.
10. Nếu như muốn tìm đồ vật, hãy thử nhìn từ phải sang trái. Nếu nhìn theo thói quen thông thường là từ trái sang phải, não sẽ tự động lược bỏ qua một vài thứ. Nhìn theo hướng ngược lại (phải sang trái) khá là mệt nhưng có thể chú ý đến nhiều chi tiết hơn.
11. Nếu như bạn hỏi một vấn đề hi vọng đối phương có thể thuận theo ý mình thì lúc nói hãy hơi giật đầu. Điều này được gọi là hiệu ứng gương trong tâm lý học. Nếu bạn phát ra tín hiệu tích cực thì người ta cũng sẽ có khả năng cao trong việc đồng ý với bạn hơn.