Nếu bạn muốn được hưởng thụ cuộc sống thoải mái sau này, hãy học hỏi những quy tắc về tiền bạc này để kiểm soát và ổn định tài chính ngay từ bây giờ.
1. Đầu tư vào bản thân
Khoản đầu tư tốt nhất cho tương lai là đầu tư vào chính bản thân. Càng sớm nhận ra điều này càng tốt vì bạn vẫn kịp làm nhiều điều khi còn trẻ.
Đầu tư cho bản thân ở đây chính là học hỏi và trải nghiệm điều mới. Nhưng nó không có nghĩa là bạn phải kiếm một tấm bằng đại học truyền thống, mà có thể học bất kỳ điều gì bạn thích.
Đọc sách, học khóa online, lấy một chứng chỉ hay đăng ký một chương trình phát triển bản thân đều là lựa chọn tuyệt vời.
Bạn càng đầu tư vào bản thân thì càng trở nên giá trị hơn.
Trong xã hội hiện đại, ai cũng có thể tiếp cận rất nhiều lớp học miễn phí trên mạng, hãy thử để xác định phương hướng tương lai của bạn.
2. Áp dụng quy tắc 3 số 8
Trung bình chúng ta mất 8 tiếng đi làm, 8 tiếng ngủ và còn lại 8 tiếng tời gian rảnh.
Chúng ta bán thời gian làm việc cho người khác và dành thời gian ngủ nghỉ cho cơ thể.
Vậy cách duy nhất để phát triển bản thân là tận dụng 8 tiếng còn lại trong ngày một cách thông minh.
Hãy làm điều gì hữu ích về lâu dài như rèn luyện một kỹ năng hay học một kỹ năng mới, thay vì ngồi lướt mạng, xem TikTok một cách vô bổ.
3. Thận trọng khi cho bạn bè, người thân vay tiền
Dù yêu quý và lo cho người thân hay bạn bè, chúng ta vẫn mong lấy lại được số tiền đã cho vay.
Tuy nhiên người đi vay có thể nghĩ khác, họ hy vọng bạn quên khuấy khoản nợ đó và không trả. Nhưng bạn không cần thiết phải hào phóng với họ như vậy.
Không ít mối quan hệ đã chấm dứt vì chuyện vay mượn tiền nong. Do đó bạn hoặc không nên cho vay, hoặc cần giao hẹn trước thời gian trả trước khi cho ai đó mượn tiền.
4. Chi tiêu ít hơn, bạn sẽ được tự do hơn
Những lời khuyên về tiền bạc thường nhắc đến việc chi tiêu ít hơn. Đây là lời khuyên thật sự có ý nghĩa.
Hãy tưởng tượng bạn có một công việc mình ghét, sống ở một nơi mình không ưa, nhưng không thể thay đổi được vì không có tiền.
Khi bạn bắt đầu tiết kiệm tiền, bạn sẽ có thể tự do, linh hoạt hơn và được làm điều mình muốn.
5. Quy tắc 24 giờ
Chúng ta thường bị cảm xúc chi phối khi mua sắm. Ngay cả các món đồ giá trị lớn cũng có thể được mua một cách thiếu suy xét. Chưa kể đến các món đồ nhỏ, chúng ta cảm thấy không đáng là bao và không nghĩ nhiều, chỉ coi như tiêu tiền để >giải trí.
Nhưng khi cộng tất cả chi phí lên và nhìn những món đồ bạn mua về, bạn sẽ nhận ra việc mua sắm của mình thiếu hợp lý như thế nào.
Do đó để giảm bớt chi tiền vào những thứ không cần thiết, hãy áp dụng quy tắc 24 giờ.
Hãy đợi một ngày rồi mới mua hàng. Cảm xúc khi đó đã lắng xuống và bạn sẽ nhận ra được mình có thật sự cần nó hay không.
Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình bớt mua sắm đi hẳn.
6. Mỗi ngày dành 1 phút kiểm tra chi tiêu
Việc này cho phép bạn kiểm soát thói quen chi tiêu của mình hàng ngày. Vào giữa ngày, hãy dành 1 phút kiểm tra và suy nghĩ về từng khoản mình đã chi trong thời gian vưa qua.
Bạn sẽ có thể phát hiện những vấn đề tồn đọng, giảm mua sắm và xác định mình cần tiêu bao nhiêu tiền mỗi ngày.
7. Trước khi mua hàng, hãy so sánh
Một cách khác để bạn cân nhắc, tránh hối hận khi lỡ mua món đồ nào đó là đặt ra sự so sánh.
Ví dụ bạn thấy một chiếc áo đẹp nhưng không thực sự cần hoặc giá quá cao, hãy nghĩ xem liệu chiếc áo quan trọng hơn hay chuyến du lịch tháng sau quan trọng hơn.
8. Tránh "bẫy" tiếp thị
Các công ty lớn dùng rất nhiều chiêu trò khác nhau để khiến bạn mua những sản phẩm mình không thực sự cần. Bất ngờ ơn là hầu hết chúng ta đều biết các "bẫy" tiếp thị này nhưng vẫn bị lừa và tin vào các sản phẩm giảm giá.
Để tránh những bẫy tiếp thị này, bạn nên nhớ, giảm giá thường chỉ dành cho sản phẩm có giá gốc quá cao hoặc chất lượng không tốt.
Cuối cùng thì bên được lợi vẫn là nhà sản xuất chứ không phải bạn.
9. Mua sắm một mình
Chúng ta thường tiêu nhiều tiền hơn khi đi mua sắm với bạn bè do nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất là chúng ta sẽ đi xem đồ nhiều hơn so với khi đi một mình. Thứ hai là khi thử đồ, có người khen và khuyến khích bạn mua hàng. Tâm trạng tốt hơn khi mua sắm với bạn bè cũng khiến chúng ta tiêu tiền nhiều hơn.
Do đó đừng coi mua sắm như hoạt động giải trí cùng bạn bè nếu thực sự muốn tiết kiệm tiền.
10. Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực về tiền bạc
Những suy nghĩ của chúng ta tác động rất lớn đến cách tiêu tiền. Khi chúng ta tự cho mình không bao giờ có thể kiếm nhiều tiền và những người giàu có đều xấu xa, chúng ta sẽ không bao giờ giàu có.
Khi không có niềm mình sẽ thành công, bạn nhanh chóng chán nản, tuyệt cọng, chẳng đạt được điều gì cả như chính suy nghĩ của bạn,
Do đó hãy thử loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực về tiền bạc trong vòng một tháng, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy kết quả.