Thấy cô đơn, không thiết tranh cãi, ‘quên’ sex… là một số dấu hiệu cho thấy thực tế hôn nhân của bạn có nguy cơ đi tới hồi kết. Vợ chồng bạn nên thay đổi trước khi quá muộn.
1.Thấy cô đơn trong hôn nhân
Khi ai đó không thích những điều họ thấy hay nghe từ bạn đời, có thể họ quá bận rộn với những bộn bề cuộc sống, hoặc có thể họ cảm thấy như bị cô lập. Chuyên gia về mối quan hệ Rachel A. Sussman nói việc cảm thấy cô đơn là tiền đề của khủng hoảng hôn nhân. Nhận ra điều này rất quan trọng và cần chia sẻ cảm giác của mình với bạn đời.
2. Lo lắng về tài chính
Nếu bạn thường xuyên lo lắng về tiền lương tháng tới hoặc muốn tìm công việc tốt hơn, điều đó rất khó để dành thời gian chất lượng cùng những lãng mạn cho bạn đời. Theo một nghiên cứu, các cặp đôi cùng có thu nhập thấp nhiều khả năng bị tổn thương bởi những vấn đề stress trong cuộc sống và >sức khỏe tinh thần hơn các vợ chồng dư giả về tài chính. Vậy nên, vợ chồng bạn cần chung lòng tìm cách giải quyết hơn là để điều này trở thành vấn đề chia cách hai bạn.
3. 'Quên' sex
Theo một cuộc khảo sát có gần 12 % vợ chồng không sex hoặc ngại sex. Đương nhiên có nhiều thứ 'cản đường' chuyện ân ái, ví dụ bận rộn >chăm sóc con cái, làm việc khuya, vấn đề sức khỏe... Nhưng nếu bạn né tránh sex trong một thời gian dài hay mất cảm hứng với bạn đời, một vấn đề sâu xa hơn giống như thiếu đi sự thân mật, gắn kết hay lãng mạn có thể dẫn tới sự kết thúc giữa hai người.
4. Không thích dành thời gian bên bạn đời
Nhận ra rằng bạn tận hưởng thời gian với người khác nhiều hơn bạn đời. Sussman ví dụ rằng nếu bạn luôn mong muốn đi chơi với bạn bè hay đi thăm gia đình mình hơn là nằm dài trên sofa xem phim cùng với bạn đời, những cảm xúc này cần được xem xét lại ngay.
5. Không thiết tranh cãi nữa
Nghe có vẻ hơi khác thường khi cãi nhau lại thể hiện mối quan hệ của bạn đang ổn. Nhưng sự thờ ơ đúng là vấn đề lớn hơn. Bác sĩ tâm lý Julie Binderman cho biết, thiếu đi cuộc cãi vã có thể do không muốn gây xáo trộn hoặc bạn đã từ bỏ ham muốn cá nhân. Kết quả của việc thiếu sự kết nối này là bạn nghĩ nửa kia là bạn cùng phòng thay vì nghĩ họ là bạn đời. Thậm chí không có những tin nhắn tranh cãi cũng là một vấn đề, theo nghiên cứu của ĐH Brigham Young (Mỹ).
6. Từ chối để được giúp đỡ.
“Việc trị liệu không phải là sự thất bại. Hãy nghĩ về nhà trị liệu là chuyên gia chăm sóc sức khỏe, người sẽ giúp bạn đưa ra những ý tưởng về cách làm cho cuộc hôn nhân của bạn tốt hơn, theo cách bạn chưa bao giờ nghĩ đến”, Sussman nói. Nhưng nếu bạn hoặc nửa kia không sẵn sàng tìm kiếm sự giúp đỡ sau khi đã cố gắng với các giải pháp của riêng mình, thì sự tan vỡ có thể khó tránh.
7. Cố gắng cải thiện mối quan hệ trên mạng xã hội
Việc liên tục đăng tải để khoe nửa kia của bạn tuyệt vời như thế nào, đó có thể là sai lầm. Theo một nghiên cứu, khi mọi người cảm thấy bất an về tình cảm của bạn đời, họ có xu hướng muốn mối quan hệ của mình 'lộ diện' hàng ngày để mọi người thấy. Nhưng thực tế lại khác hẳn.
8. Liên tục thất vọng
Thay vì công nhận khả năng của nửa kia, bạn dành lượng lớn thời gian để soi mói mọi thứ, chỉ ra những sai sót của bạn đời hoặc suy nghĩ họ không có khả năng làm đúng bất cứ điều gì. Theo bác sĩ Abigail Brenner, có những kỳ vọng, mong đợi thực tế là rất quan trọng. Hãy nhớ rằng bạn đang làm việc với người đặc biệt bên cạnh mình. Công việc khó có thể thực hiện nếu thiếu đi suy nghĩ thực tế.
9. Liên lạc với tình cũ
Nếu bạn thường xuyên nói chuyện với tình cũ bằng lời lẽ tán tỉnh, có thể là chút vấn đề sâu xa hơn. Nhiều người giữ liên lạc với tình cũ bởi họ muốn trở lại với nhau và có quan hệ ngoài luồng. Thật dễ để biện minh cho việc giữ liên lạc này, nhưng mục đích rõ ràng của bạn đã nói lên tình trạng mối quan hệ của hai người.
10. Đã có nhiều thời điểm không hạnh phúc
“Khi vợ chồng đang bên bờ vực ly hôn, hai bạn thường không có những khoảnh khắc vui vẻ. Bạn nhận ra rằng bạn đã không hạnh phúc suốt nhiều năm”, Sussman nói. Nếu bạn thấy bản thân đang cố nhớ thời điểm nào mình hạnh phúc hay thỏa mãn hơn, đó là dấu hiệu đáng báo động.