"Đấu la đại lục” được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên có lượng người đọc cao nhất và là chủ đề hot lâu nhất của tác giả Đường Gia Tam Thiếu. Đây là dự án phim được mong đợi nhất của nam thần Tiêu Chiến.
"Đấu la đại lục” được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên có lượng người đọc cao nhất và là chủ đề hot lâu nhất của tác giả Đường Gia Tam Thiếu. Bộ tiểu thuyết này có thể nói là đã dựng lên hồi ức của cả một thế hệ, từ lần phát hành đầu tiên năm 2008, cho tới hiện nay được chuyển thể thành bản live-action. Các fan của bộ tiểu thuyết cũng đã từ độ tuổi thanh thiếu niên chưa trải sự đời, nay đã trở thành những trụ cột trong gia đình.
Thực ra chính “Đấu la đại lục” cũng đang truyền tải một thông điệp về sự gìn giữ tình bạn, tình yêu, tình thân với người trẻ, là một thông điệp mang nhiều năng lượng tích cực. Lần chuyển thể thành phim này có sự tham gia đóng chính của các gương mặt mới đang nổi như >Tiêu Chiến, Ngô Tuyên Nghi,... Có thể nói là có thể đảm bảo rating cao. Tuy là vậy, nhưng cũng không tránh khỏi bị lên hot search do những hạt sạn quá lớn trong phim.
Hạt sạn thứ nhất: Đứa bé 6 tuổi lại dùng diễn viên trưởng thành thay thế
Nhân vật Đường Tam do Tiêu Chiến thủ vai khi vừa mới xuất hiện, trong nguyên tác đó là một đứa trẻ 6 tuổi. Tuy đầu óc của khá trưởng thành, già trước tuổi nhưng ngoại hình vẫn là một đứa trẻ. Trong quá trình đóng phim, có nhiều nguyên nhân để họ không tìm một diễn viên nhí đóng vai này ví dụ như bản thân Tiêu Chiến đang hot, đương nhiên là xuất hiện càng nhiều càng tốt, như thế có thể thỏa mãn được nhu cầu của fan.
Không thể phủ nhận Tiêu Chiến có phong thái trẻ trung của thanh thiếu niên, hình tượng tổng thể thiên về kiểu “phong cách thiếu niên”, nhưng nếu đóng vai đứa trẻ 6 tuổi như vậy thì quả thực quá lố. Thế nên, bộ phim đã hi sinh chất lượng của câu chuyện để có được rating cao.
Hạt sạn thứ hai: trang phục, đạo cụ quỷ dị
Trong phim, những thuộc hạ của Thành chủ hầu như đều ăn mặc rất kỳ lạ, đội mũ màu đỏ hình vuông, tổng thể toát lên một phong cách châu Âu. Với tạo hình như vậy, dường như khiến sức chiến đấu của cả đội ngũ đã giảm đi một nửa, không còn uy dũng nữa mà trông vô cùng ẻo lả.
Hơn nữa khi tất cả mọi người đều đang rất nghiêm túc, nghiêm nghị đi trên phố, 2 anh béo ở cuối hàng, một người thì mặt ngơ ngác, một người thì cười trộm, diễn xuất như vậy cũng đã bị trang phục kéo theo không ăn nhập với nội dung, khiến bộ phim trở nên bị gượng.
Phân cảnh kịch tính “Thành chủ qua đời” này lại có hơi đường đột, vội vã, tuy có đầu có cuối nhưng lại không có sự đặc sắc của việc đấu đá, đánh lộn bên trong. Sau khi tới phủ Thành chủ nói một câu “Kẻ giết người ắt phải bị người khác giết, lý lẽ này ngươi chắc hẳn phải hiểu”, nói xong rồi cũng không có gì nữa.
Cùng với ánh mặt trời lặn xuống núi, một ánh trăng sáng lại mọc lên, thêm vào đó là khung cảnh bách tính trong thành vui vẻ ăn mừng trong đêm. Cuối cùng lại có tin “Thành chủ qua đời” gần như khiến tất cả mọi người đều bất ngờ. Lúc này, khán giả chú ý tới tình tiết đều phải thắc mắc, người đi đòi công bằng làm thế nào mà dựa vào sức lực của một mình mình đánh bại được cả đám hộ vệ của Thành chủ?
Hơn nữa, vốn dĩ Thành chủ cũng có võ công cao cường, thường ngày vẫn hay sai đám thuộc hạ đi bắt hồn thú về để hút công lực, chắc chắn là cũng có thực lực, vậy rốt cuộc thì đẳng cấp của hai người trong cuộc đấu là như thế nào? Những thắc mắc này đều không được giải đáp, Thành chủ từ đó cũng hạ màn một cách khó hiểu.
Hạt sạn thứ ba: Tất cả đều ở độ tuổi nổi loạn
“Đấu la đại lục” vốn dĩ kể về câu chuyện nhiệt huyết thanh xuân, nhưng trên phim lại như muốn thể hiện bách tính và người trẻ thời ấy rốt cuộc là nổi loạn, phản nghịch đến mức nào. Ví dụ như khi Thành chủ qua đời, việc mà người dân trong cả thành đều vui sướng ăn mừng là vì không còn có giờ giới nghiêm ban đêm nữa, điều này giống như việc trong kí túc xá hủy bỏ yêu cầu giờ tắt đèn đi ngủ buổi tối vậy.
Khi Thành chủ gặp phải kẻ đeo mặt nạ tới đột kích, điều mà tất cả bách tính trong thành nghĩ không phải là làm thế nào để cứu thành chủ hoặc làm thế nào để báo tin, hay là tránh xa hiện trường vụ việc. Mà mọi người lại vẫn vui vẻ hớn hở đứng một bên hóng chuyện. Một hình ảnh như thế thực sự là vô nhân tính, vô cùng máu lạnh, có ảnh hưởng không tốt cho giới trẻ.
Những người từng đọc văn của Lỗ Tấn chắc hẳn vẫn nhớ, những kẻ đứng xem bi kịch của Tường Lâm Tẩu, còn có cả những sự tê dại, mù quáng trong máu và tàn nhẫn của người Trung Quốc được diễn tả dưới ngòi bút của Lỗ Tấn. Và điều mà người dân thích làm nhất đó chính là xúm lại hóng chuyện, đứng xem việc người ta đâm chém nhau, xem những sự hi sinh không liên quan đến mình. Đó chính là cái mà người ta gọi là chuyện gì không liên quan đến mình thì mặc kệ.
Thế nên, khi hình ảnh “lấy bạo trị bạo” được người dân xúm lại xem, đạt được sự tuyên dương từ người dân, chúng ta có thể nhận thấy cả một hệ thống xã hội đã thất bại. Tuy chúng ta không thể nào làm thánh nhân “lấy đức báo oán”, nhưng việc lấy bạo lực để phản kích, để báo thù là điều không đáng để cổ xúy.
Thêm vào đó, hình ảnh khi vị đại hiệp đeo mặt nạ xuất hiện, dường như có một cảm giác “cô độc mà uy dũng”, một ánh hào quang quá rõ rệt, ngược lại lại tạo dựng lên một hình tượng “chủ nghĩa cá nhân”. Còn những người thể hiện chính trong việc nổi loại vẫn là những người còn đang học trong uyển nội như Đường Tam lần đầu tiên vào học uyển, vị đại sư ở trước cửa, cũng chính là người làm việc vặt trong học uyển đang ngồi ở ngoài cửa, an nhàn tự tại nhưng cũng lạnh lùng vô biên.
Tuy đã tới độ tuổi trung niên, dường như vẫn còn muốn đấu với thời gian, muốn tranh thủ một chút nổi loạn, bớt chút điềm đạm. Ngoài ra, trong học uyển vẫn còn tồn tại một nhân vật như Tiểu Vũ, người vẫn luôn muốn dùng việc đánh nhau để tranh chức lão đại trong kí túc xá dường như đã thể hiện lên tất cả mọi đặc điểm của một cô nàng đang ở độ tuổi nổi loạn, chống đối cả thế giới. Thứ nhất là muốn đối đầu với bà cô quản lý ký túc, thứ hai là thích xưng huynh đệ với đám con trai.
Tuy là đang xem phim giả tưởng, nhưng chúng ta lại vẫn thấy được phong thái cuộc sống sinh viên đại học phiên bản cổ trang. Trong một phòng kí túc cũng có một trưởng phòng, ký túc xá nữa lại thông qua thi thố để chọn, còn ký túc xá nam lại là dùng việc đánh đấm để chọn lão đại. Đương nhiên, sau cùng Đường Tam dùng đức để thu phục lòng người, cũng đạt được mục đích này. Tiếp đó là Công Tử Ca tổ chức “võ xã”, điểm này quả thực chẳng khác gì so với việc lập các câu lạc bộ trong trường đại học thời hiện đại.
Hạt sạn thứ tư: Căn nhà nát không hề nát, cảnh mộng trong phim lại spoilt phim quá lộ liễu
Việc xử lý các chi tiết hình ảnh trong phim thực sự thất bại. Ví dụ như khi đại sư và Đường Tam, Tiểu Vũ ở vùng rừng núi hoang vu tìm được một căn nhà bỏ hoang vào ở tạm, bên trong căn nhà này lại quá sạch sẽ, hơn nữa lại còn đầy đủ tiện nghi, cái gì cũng có. Chi tiết này đã nói lên việc cẩu thả của đoàn làm phim.
Về những tình tiết của nhân vật chính, thường xuyên sử dụng sự kết hợp thay đổi giữa cảnh mộng và hiện thực, thỉnh thoảng cũng sẽ khiến khán giả không nhìn rõ đó có phải là cảnh mộng hay không. Thế nên, khi chế tác cảnh mộng và cảnh hiện thực, đoàn phim nên sử dụng những tone màu khác nhau hoặc những kỹ xảo video để tiến hành phân tách, nếu không thì chỉ dựa vào tình tiết phim để phân biệt thì bộ phim từ phim giả tưởng đã biến thành phim ly kỳ, phá án rồi.
Hơn nữa, trong đoạn đầu của cảnh mộng, việc spoilt phim quá lộ liễu. Trong cảnh mộng xuất hiện hình ảnh Lam Ngân Thảo quấn, lưỡi rìu chặt cây và cả Đường Tam hồi nhỏ mơ thấy bản thân mình lúc lớn. Vì trong những cảnh mộng ấy Đường Tam đã thay đổi kiểu tóc, từ tóc búi thành thả tóc. Cảnh mộng đầu tiên đã tiết lộ nội dung phim phía sau cho khán giả như tiết lộ võ hồn của Đường Tam là một loại thực vật, hơn nữa còn biết quấn. Việc tiết lộ tình tiết như thế hơi quá đà, khiến khán giả mất đi cảm giác hồi hộp và sự cuốn hút của tình tiết câu chuyện.
Kết luận trong cảnh mộng đã nhắc tới 2 điểm, có lẽ Đường Tam sẽ trùng sinh trong lửa, trở thành ánh sáng chính đạo. Ngoài ra, một khả năng khác chính là rơi vào nơi tăm tối nhất, trong cảnh này, đồng tử của Đường Tam cũng hoàn toàn biến thành màu đen, trên lưng còn mọc một cái chân hình nhện. Điều này chẳng phải đã ngụ ý rằng Đường Tam sau này sẽ gặp phải hồn thú họ nhện sao?
Tóm lại, khi “Đấu la đại lục” lên sóng đã hoàn toàn khác với nguyên tác. Tuy có dùng tên, nhân vật một số thiết kế giống với nguyên tác, nhưng đã có sự thay đổi to lớn. Đặc biệt là về tư tưởng, có sự kết nối với người trẻ thời đại ngày nay, dường như đang có ý muốn ăn theo thị trường. Hơn nữa, gần đây bộ phim còn bị tố là đạo nhái lại phim hoạt hình CG, trong văn bản thanh minh, bên đoàn làm phim đã nói không phải là đạo nhái mà là “tiếp thu, mượn”, hiển nhiên là cố ý trốn tránh dư luận. Việc hi sinh chất lượng và lòng tin của khán giả để đạt được rating và độ nổi tiếng quả thực khiến khán giả thất vọng.