Việc trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét là một điều hết sức bình thường. Vậy có cách nào để phân biệt sự bất thường khi trẻ giật mình khóc lúc ngủ?

Cúc Nguyễn 17:56 19/03/2020

Bố mẹ luôn hiểu rằng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét là vấn đề thường gặp. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng bình thường nếu bố mẹ bé không biết hoặc không nhận ra những dấu hiệu bất thường. Vậy khi nào là bất thường và làm sao để nhận biết, mời bố mẹ các bé hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.

Vì sao trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét? - Ảnh minh họa: Internet

Vì sao trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét? 

Trong vài tháng đầu tiên ra đời, trẻ sơ sinh thường hay khóc khi ngủ nhiều. Đó cũng là biểu hiện bình thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Việc khóc khi ngủ cho thấy bé đang thích nghi với môi trường bên ngoài và cơ thể đang phát triển đều đặn trong vài tháng đầu sau sinh.

Sau khoảng thời gian từ 3 đến 4 tháng đầu, bé bắt đầu thích nghi tốt với môi trường bên ngoài và bớt khóc hơn khi ngủ. Do đó, bố mẹ có thể yên tâm rằng việc bé khóc quấy khi ngủ là điều hết sức tự nhiên. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét và đi kèm với những dấu hiệu bất thường dưới đây thì bố mẹ nên chú ý quan sát tìm hiểu để có biện pháp xử lý đúng cách.

Bé giật mình quấy khóc kèm triệu chứng hoảng hốt

Ở giai đoạn sơ sinh, não của trẻ vẫn còn chưa toàn diện như người lớn. Vì vậy, việc ban ngày trẻ có những cảm xúc mạnh hoặc hoạt động quá sức sẽ khiến cho hệ thần kinh của trẻ rơi vào trạng thái phấn khích. Điều này gây ra hiện tượng >trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt hoặc trẻ sơ sinh ngủ hay khóc mơ. Nếu trường hợp này xuất hiện với cường độ thường xuyên và kéo dài dai dẳng thì rất có thể trẻ đã gặp vấn đề về não bộ. Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để tìm hiểu kỹ nguyên nhân và có biện pháp điều trị hợp lý.

Bé ngủ giật mình hoảng hốt - Ảnh minh họa: Internet

Bé quấy khóc và cơ thể xuất hiện mẩn đỏ

Khi trẻ sơ sinh ngọ nguậy quấy khóc không ngủ, đồng thời cơ thể có nhiều mẩn đỏ thì có nhiều khả năng bé đang bị dị ứng hoặc da bị mẫn cảm với nhiều nguyên nhân. Trong trường hợp này, bố mẹ nên kịp thời đưa bé đi khám tìm hiểu rõ nguyên do để điều trị. Bên cạnh đó, nên lựa >chọn thực phẩm cho bé và mẹ một cách phù hợp, đảm bảo đồ dùng sinh hoạt của bé phải luôn sạch sẽ.

Trẻ khó ngủ vì cơ thể xuất hiện mẩn đỏ - Ảnh minh họa: Internet

Bé giật mình khóc dai dẳng với hai chân co gập về gần bụng

Ở trường hợp bé đang ngủ tự nhiên khóc thét lên với hai chân co gập về phía bụng thì rất có thể do bé đau bụng sinh lý. Cơn đau thường kéo dài từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ, sau đó tự hết và bé sẽ ngủ trở lại. Tương tự như lúc trẻ sơ sinh khóc tự nhiên, hiện tượng này cũng kéo dài khoảng 3 đến 4 tháng đầu sau sinh. Sau đó, bé sẽ không còn đau nữa, cân nặng cũng tăng một cách bình thường và không bị ảnh hưởng bởi đau bụng sinh lý.

Bé giật mình khóc dai dẳng với hai chân co gập về gần bụng - Ảnh minh họa: Internet

Bé hay giật mình khóc kèm triệu chứng nôn mửa

Khi >trẻ sơ sinh đang ngủ tự nhiên khóc thét lên và giật mình tỉnh giấc kèm với nôn mửa thường là do bé bị lạnh bụng khó tiêu. Tuy nhiên, nếu bé nôn mửa kèm với ưỡn người, khóc thét, bỏ bú, đi tiểu ra máu thì rất có thể bé đang có vấn đề về đường ruột. Bố mẹ cần đưa bé đi cấp cứu ngay.

Bé hay giật mình khóc kèm triệu chứng nôn mửa - Ảnh minh họa: Internet

Ảnh hưởng của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh

Giấc ngủ ngon rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ cần được ngủ nhiều và ngon giấc để đảm bảo cho quá trình phát triển bước đầu suôn sẻ. Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét khiến cho giấc ngủ không đủ, có thể dẫn đến việc trẻ chậm phát triển về cân nặng lẫn chiều cao, dễ bị còi xương, não chậm phát triển.

Giấc ngủ ngon rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh - Ảnh minh họa: Internet

Để giúp trẻ sơ sinh ngủ được ngon giấc hơn, bố mẹ nên chú ý những vấn đề như sau:

  • Trong giai đoạn đầu, sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, các mẹ bỉm sữa hãy chú ý cung cấp nguồn >dinh dưỡng đầy đủ cho bản thân để đảm bảo luôn đủ nguồn sữa chất lượng cho bé, từ đó giúp cho sự phát triển cũng như giấc ngủ của bé sẽ ngon hơn.
  • Để trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc, bố mẹ nên giữ cho phòng ốc luôn thoáng mát, sạch sẽ. Nơi ngủ lẫn đồ dùng cho bé phải luôn đảm bảo vệ sinh tốt nhất.
  • Khi bé ngủ, mẹ không nên quấn quá nhiều chăn cho bé bởi điều này sẽ khiến bé đổ mồ hôi và dễ cảm lạnh. Không để đèn quá sáng cũng như hạn chế tiếng ồn sẽ giúp bé ngủ ngon giấc hơn, giảm thiểu việc trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét.
  • Hạn chế cho trẻ sơ sinh hoạt động quá nhiều lúc thức. Không nên gây quá nhiều cảm xúc mạnh cho bé như giật mình hoảng hốt, cười ngất,… để tránh việc trí não của bé luôn ở trong trạng thái phấn khích khi vào giấc ngủ.

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét là biểu hiện hoàn toàn bình thường ở trẻ nhỏ. Tuy vậy, việc chú ý đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh là cách giúp bé có một nền tảng phát triển vững chắc. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên để tâm đến những biểu hiện bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo cho >sức khỏe của trẻ.

Cúc Nguyễn | Theo Phụ nữ sức khỏe