Chân vòng kiềng sẽ không gây hại gì đến sức khỏe của con nhưng sẽ làm cho con cảm thấy tự ti khi lớn lên. Nhất là với trẻ gái, chân vòng kiềng sẽ làm xấu dáng đi của con và bị hạn chế chiều cao.
Vì vậy, để giúp con không phải mắc bệnh này thì bố mẹ nên biết từ sớm để chăm con. Từ lúc mới sinh đến giai đoạn ẵm bồng phải chú ý vì xương của con còn rất yếu rất dễ bị tổn thương.
Chân vòng kiềng là gì?
Chân vòng kiềng hay còn gọi là chân chữ o, chân lư. Là tình trạng phần ở giữa 2 đầu gối có khoảng cách xa ra so với đường giữa cơ thể khi chúng ta duy trì tư thế đứng thẳng, 2 mắt cá trong của bàn chân chạm vào nhau. Điều này làm cho dáng đi của con không được đẹp, thậm chí có trẻ phải đi khập khiễng khi mắc phải căn bệnh này.
Nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh >chân vòng kiềng
Bế cắp nách trẻ quá sớm
Nhiều người lớn có thói quen bế cắp nách trẻ nhỏ mà không biết rằng giai đoạn bé từ khi sinh đến 6 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất để kiến tạo xương. Đây cũng là giai đoạn xương bé chịu ảnh hưởng nhiều từ tác động bên trong và bên ngoài cơ thể trẻ.
Khi bạn bế cắp nách thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến xương chậu, xương đùi, cẳng chân khiến chân bé bị vòng kiềng. Ở bé gái sẽ khiến méo khung xương chậu và bé trai bị lệch tinh hoàn, tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản sau này. Tốt hơn hết, phụ huynh nên từ bỏ thói quen bế cắp nách trẻ để con lớn lên có được cặp chân thon gọn nhiều người mơ ước.
Do trẻ bị còi xương
Hai chân là giá đỡ của toàn bộ cơ thể. Ở trẻ bị còi xương, cấu trúc xương 2 chân yếu, khả năng chịu lực kém khiến chân dễ bị cong trong quá trình trẻ tập đi. Nếu con bạn gặp phải trường hợp này thì bạn nên nhờ đến bác sĩ chuyên gia để hỗ trợ, bổ sung cho trẻ những chất cần thiết giúp bé yêu phát triển toàn diện hơn.
Cho bé tập đi quá sớm
Có nhiều gia đình thích để con tập đi sớm, mọi người nghĩ rằng con đi được là cứng cáp hơn trẻ em khác. Vì vậy nhiều người hay tập cho trẻ đi trong khoảng 7-9 tháng đầu mà không hề biết rằng thời gian này cho bé đi sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Khi bé bắt đầu chập chững bám vịn vào thành ghế, bàn hoặc bám vào tường để đứng, bố mẹ không nên vì thế mà bồng bế, ép bé tập đứng thường xuyên. Vì như thế, bé phải gồng người hoặc nhón chân để đứng theo tư thế “ép” của bố mẹ, bàn chân không đặt thẳng với trục đi của chi dưới. Chưa kể, trong thời gian này xương chân của bé vẫn còn non yếu, chưa đủ sức để nâng đỡ toàn bộ cơ thể của bé trong thời gian dài, nên ống chân dễ bị tác động xấu bởi trọng lượng và dễ gây vòng kiềng. Tốt nhất nên để cho trẻ tự đi hoặc chỉ tập cho trẻ đi khi đủ 12 tháng tuổi trở lên.