Nhiều bậc cha mẹ đã phải trải qua rất nhiều lần thất bại và cho rằng chỉ có sự cố gắng kiên trì mới thành công còn việc khóc lóc không giải quyết được vấn đề nên họ không muốn thấy con khóc.

Quỳnh Anh (T/h) 17:01 10/10/2023

Hầu hết các bậc >cha mẹ đều cho rằng những đứa trẻ hay khóc hầu như là người yếu đuối và khó đạt được việc lớn hay đảm nhận những trách nhiệm lớn. Những đứa trẻ biết kìm nén nước mắt sẽ là người mạnh mẽ, cá tính. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng như vậy.

Anh Đông là một doanh nhân, sự nghiệp công việc đều rất phát đạt. Để làm gương cho các con, anh luôn nỗ lực hết mình.

Kinh nghiệm sống của bản thân khiến anh Đông trở nên khó tính hơn trong việc nuôi dạy con cái, anh cảm thấy trẻ con ngay từ nhỏ phải mạnh mẽ nên mỗi khi trẻ khóc, anh luôn mắng con hãy nín đi.

Con của anh Đông vốn là một đứa trẻ hay khóc nhè, nhưng mỗi lần khóc, điều nó nhận được không phải là sự an ủi ấm áp từ bố mà là ánh mắt nghiêm khác cùng những lời mắng mỏ.

Theo thời gian, các con của anh Đông bắt đầu mạnh mẽ hơn, dù muốn khóc cũng sẽ cố gắng kiềm chế và có vẻ cứng rắn hơn rất nhiều. Anh Đông cũng rất hài lòng với sự thay đổi này của con mình.

Khác với quan niệm >nuôi dạy con của anh Đông, người hàng xóm Lan My là một người mẹ dịu dàng và chu đáo, con của chị cũng giống như hầu hết những đứa trẻ, khi còn nhỏ thường thích khóc.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, thái độ của người mẹ này hoàn toàn khác với anh Đông, cô cho phép con được khóc hoặc lặng lẽ ở bên khi chúng khóc, cô không bao giờ ép buộc con mình phải kiềm chế.

Cô cho rằng đứa trẻ cảm thấy bị đối xử bất công và khóc là một cách tốt để trút giận, khóc lóc cũng không có gì sai.

Chớp mắt, cả hai đứa trẻ đều đã trưởng thành, vốn dĩ người ta cho rằng con của anh Đông còn phát triển tốt hơn nữa. Nhưng sự thật mới gây sốc, chúng trở nên dễ xúc động, sống nội tâm, trí tuệ cảm xúc thấp, làm mọi việc một cách phục tùng, ngay cả khi chắc chắn về điều gì đó, chúng vẫn do dự.

Trong khi đó, con của Lan My không những thành đạt trong sự nghiệp mà còn ổn định cuộc sống sớm.

Vậy, sự khác biệt giữ một đứa trẻ hay khóc và một đứa biết kiềm chế nước mắt là gì?

Sức khỏe môi trường tâm lý

Sức khỏe của môi trường tâm lý có mối quan hệ thân thiết với sự ổn định về mặt cảm xúc. Đối với những đứa trẻ luôn kìm nén tiếng khóc khi còn nhỏ, những cảm xúc tiêu cực khó được giải tỏa kịp thời và thường tích tụ lại, ảnh hưởng đến >sức khỏe môi trường tinh thần của chúng.

Tuy nhiên, những đứa trẻ khóc thì khác, những cảm xúc tiêu cực của chúng có thể được giải phóng kịp thời với hành vi khóc, từ đó làm giảm sự tích tụ cảm xúc và tạo môi trường tâm lý lành mạnh hơn.

Điều này cũng sẽ khiến những đứa trẻ thích khóc khi lớn lên sẽ có tính cách và cảm xúc tương đối ổn định, còn những đứa trẻ không khóc thì dễ trở nên cáu kỉnh hoặc trầm cảm.

 

Ảnh minh họa.

Sự khác biệt trong phong cách tư duy và nhận thức cá nhân

Những đứa trẻ biết khóc thường được cha mẹ đối xử nhẹ nhàng khi khóc. Vì vậy, những đứa trẻ này có niềm tin sâu sắc hơn vào cảm xúc, có thể nhìn nhận các mối quan hệ tình cảm với thái độ tích cực, nhìn xã hội và thế giới, cảm nhận vẻ đẹp của thế giới, suy nghĩ và nhận thức của chúng sẽ có xu hướng tích cực.

Tuy nhiên, những đứa trẻ rụt rè thường không cảm nhận được lòng tốt của thế giới. Bởi vì chúng giấu kín mọi bất bình, bất mãn trong lòng. Kết quả là tư duy và nhận thức khác với số đông, dễ nảy sinh những suy nghĩ kì lạ.

Có khoảng cách về sự nhạy cảm bên trong và sự tự tin

Bác sĩ Jeff Laponsie từ Trung tâm tư vấn> gia đình và trẻ em Kalamazoo giải thích: “Trẻ thường không có được ích lợi gì từ việc khóc lóc. Hầu hết trẻ trở nên như vậy bởi vì có một vấn đề phát sinh quá lớn khiến chúng khó có thể giải quyết một mình. Đó có thể là một nhu cầu hay một tình huống quá tầm so với những kĩ năng mà chúng có…”

Những đứa trẻ thường không biết khóc sẽ có khả năng tiêu hao nội tâm rất lớn, điều này cũng khiến nội tâm của trẻ cực kỳ nhạy cảm với nhiều lời nói, hành vi và có thể gây ra hiểu lầm.

Ngoài ra, những đứa trẻ này cũng sẽ rất thiếu tự tin, trở nên tự ti, tự ti, rụt rè khi làm mọi việc, sợ mắc phải sai lầm dù là nhỏ nhất.

Ảnh minh họa.

Những đứa trẻ có thể khóc thoải mái khi còn nhỏ thường rất có động lực khi làm mọi việc vì chúng không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc kìm nén.

Vì vậy, khi gặp vấn đề, chúng không nghĩ đến việc phải làm gì nếu làm không tốt mà là làm thế nào để khắc phục vấn đề.

Khóc là hành vi sinh lý bình thường của trẻ, nó có thể làm dịu đi cảm xúc và duy trì môi trường tâm lý lành mạnh cho trẻ. Nó giúp rèn luyện tính cách, hoàn thiện nhân cách, xây dựng sự tự tin cho trẻ, là yếu tố không thể thiếu trong sự trưởng thành.

Vì vậy, nếu con bạn khóc, hãy đồng hành cùng trẻ một cách nhẹ nhàng, để trẻ khóc, giải tỏa nỗi buồn trong nội tâm, bằng cách này, con bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi tâm lý tiêu cực, lớn lên khỏe mạnh.

Theo T.Linh/Gia đình Việt Nam