Có nhiều em bé rất bướng bỉnh, không chịu nghe lời nên làm cha mẹ đau đầu, Chính vì vậy cách dạy trẻ ngang bướng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.

Cúc Nguyễn 08:24 29/01/2020

Sẽ có những lúc cha mẹ bất lực với sự bướng bỉnh của con cái. Chính vì vậy, cách >dạy trẻ ngang bướng được rất nhiều cha mẹ chia sẻ để việc nuôi và giáo dục con cái trở nên dễ dàng hơn. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Những đứa trẻ ngang bướng làm cha mẹ đau đầu - Ảnh minh họa: Internet

Phương pháp dạy trẻ lì lợm

  • Sử dụng tình yêu thương của mình để làm mềm sự lì lợm cho trẻ. Bạn hãy thường xuyên ôm ấp các con nhiều lần mỗi ngày, đọc truyện cho con nghe, thường xuyên nói “Bố/mẹ yêu con” để con có thể cảm nhận rõ ràng tình yêu thương của cha mẹ.
Gia đình vui vẻ, dành nhiều thời gian cho con, trẻ sẽ vui hơn - Ảnh minh họa: Internet
  • Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để chơi cùng con: cùng chơi đấu khủng long, cùng lắp lego, chơi trò 5 anh em siêu nhân với con, cùng đi dạo, đạp xe hay tập patin, dạy con cách nấu ăn các món đơn giản. Khi bên cạnh con, mọi cảm xúc vui vẻ để là cách gia tăng tình cảm giữa bố mẹ và con cái.

Tình yêu thương là thứ rất kỳ diệu giúp gắn kết giữa cha mẹ và con cái. Bạn nên hạn chế nói con sai rồi, con làm như thế là không đúng. Mã hãy cố gắng phân tích câu chuyện đó và dạy con ứng xử thế nào cho phù hợp, hãy luôn luôn hướng về giải pháp để giải quyết vấn đề thay vì việc cứ chăm chăm phân tích con đúng hay sai.

Dành nhiều thời gian chơi với con là cách tốt để con hòa nhập và bớt bướng bỉnh hơn - Ảnh minh họa: Internet

Con bướng bỉnh tuổi dậy thì – Cha mẹ cần làm gì?

Đây là độ tuổi rất nhạy cảm của con cái. Ngày nay, khi công nghệ hiện đại ngày càng phát triển. Tuổi dậy thì của trẻ lại càng có nhiều khác biệt. Giai đoạn này cảm xúc của các em không ổn định, các em lại được cập nhật nhiều thông tin trên internet nên những biến đổi tâm sinh lý rất nhanh.

Nhiều cha mẹ vẫn áp dụng phương pháp dạy con từ xa xưa, áp đặt suy nghĩ vào con, bắt con phải làm thế này thế nọ, không lắng nghe suy nghĩ và cảm xúc từ phía con, nên con càng có xu hướng chống đối, đặc biệt là trong tuổi dậy thì. 

Không áp đặt hay ra lệnh cho con - Ảnh minh họa: Internet

Các chuyên gia khuyên cha mẹ hãy nên đọc nhiều tài liệu tham khảo về tuổi này. Đặt mình vào vị trí của con để xem con có tâm tư, nguyện vọng gì. Bạn phải luôn hiểu rằng mình là người độc lập và con cũng là người độc lập. Nếu không đặt mình vào vị trí của con, hiểu con thì cha mẹ khó lòng dạy được con ở tuổi này.

Đặt mình vào vị trí của con để suy nghĩ - Ảnh minh họa: Internet

Đặc biệt, ở tuổi này, con cái không thích cha mẹ nói kiểu ra lệnh hay cấm đoán. Nếu bạn làm vậy, chắc chắn sẽ vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ từ phía con. Tâm lý của con ở tuổi này là thích chứng minh, thích được mọi người lắng nghe và tôn trọng ý kiến. Mình càng bắt ép thì con sẽ còn chống đối lại. Hãy khéo léo đặt câu hỏi để con nói rồi gợi mở cho con cách nào tốt hơn. 

Hãy luôn ghi nhớ bình tĩnh khi dạy con, không nói những ngôn từ mang tính chất xúc phạm, độc đoán với con.

Cách dạy trẻ bướng bỉnh nghe lời

Đầu tiên, cha mẹ hãy hiểu rõ vấn đề của trẻ. Cố gắng quan sát trẻ nhiều hơn, để chú ý vào các hành vi phản kháng cũng như mức độ bướng bỉnh của trẻ. Chỉ khi nắm được vấn đề, bạn mới có thể xây dựng phương pháp dạy trẻ.

  • Khi trẻ đang nổi loạn, thậm chí la hét hay cáu gắt. Bạn hãy phớt lờ, đừng kêu gào hay cáu gắt với chúng, để chúng qua thời điểm này đã.
  • Bạn hãy để trẻ tự nhận thức về lỗi lầm của mình, tự nhận ra cái sai rồi mới dần giải thích cho trẻ. Nếu là những vấn đề nguy hại đến sức khoẻ. Bố mẹ hay xem cho trẻ xem hậu quả từ các câu chuyện hoặc hình ảnh tương tự. Giải thích cặn kẽ để trẻ hiểu điều đó là sai, nguy hiểm cho chính trẻ
  • Hãy chọn một thời điểm thích hợp khác để giải thích cho trẻ. Có thể là khi đang vui vẻ, thoải mái và cởi mở.
  • Từ nhỏ, bạn hãy luôn dạy con về giá trị sẻ chia, cho con đi từ thiện, cho con tiếp xúc với những bạn nhỏ đồng trang lứa nhưng luôn vất vả để kiếm sống và mưu sinh. Khi con hiểu được giá trị hạnh phúc, con sẽ biết mình cần phải làm gì, nền tính hơn.
  • Hãy bỏ đi những thói quen xấu trong gia đình để trẻ biết rằng điều đó không được ủng hộ. Cần sửa đổi cho tốt hơn.
Động viên con kịp thời - Ảnh minh họa: Internet

Có rất nhiều cách dạy trẻ em ngang bướng mà những phương pháp chúng tôi đứa trên đây chỉ là một phần nhỏ. Cha mẹ hãy luôn bình tĩnh, điềm tĩnh và chủ động việc việc dạy con trẻ để những đứa trẻ của chúng ta trở nên ngoan ngoãn và dễ bảo hơn.

Cúc Nguyễn | Theo Phụ nữ sức khỏe