Những cánh hoa cúc nhỏ bé, mỏng manh kiên cường trong gió cứ như thế vẫn luôn tỏa nắng, thắp lên không khí ấm áp cho bàn thờ gia tiên hay chiếu sáng nơi hiên nhà lộng gió trong những ngày Tết truyền thống của Việt Nam.
Hoa cúc là loài hoa có quanh năm, nhưng đẹp nhất là khi thu đến. Nó thường được sử dụng trong việc cúng bái, đặt ở mộ phần nên nhiều người lầm tưởng đây là loài hoa dành cho người đã khuất, không nên trưng trong nhà hay bày trong phòng làm việc. Đây quả là hiểu lầm đáng tiếc.
Hoa cúc được xếp vào hàng mười đại danh hoa, tứ quân tử (tùng – trúc – cúc – mai). Hoa cúc được ví như tuyết trắng, thanh bần mà cao quý, nên mới có câu “Thải cúc đông ly hạ, từ từ gặp nam sơn” (Hái >hoa cúc biết mùa đông đã sang, ung dung nhìn về núi phía Nam”.
Văn hóa phương Đông có nhiều câu chuyện hay kể về hoa cúc cũng như ý nghĩa tượng trưng của loài hoa này. Sự tích hoa cúc ở Trung Quốc mang ý nghĩa trường tồn. Hiện nay, đồng 1 hào Nhân dân tệ của Trung Quốc được đúc với một mặt có hình bông cúc.
Sự tích hoa cúc ở Việt Nam lại gắn liền với lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ. Chuyện kể rằng có hai mẹ con nhà nọ sống với nhau trong cảnh nghèo khó nhưng rất yêu thương nhau. Một hôm người mẹ bệnh nặng, người con thương mẹ đã tìm mọi cách để chạy chữa nhưng không được.
Hoa cúc không phải loài cây chiêu tài mà là cây nạp phúc, mang những ý nghĩa về bình an, thanh cao cùng sự tự trọng. Vì thế mà người ta thường dùng hoa cúc để cúng lễ, dâng Phật hay người đã khuất sự thanh khiết cùng tâm nguyện thanh thản.
Đại diện cho đế vương, sự quyền quý cao sang và giàu có: Hoa cúc được xem là biểu tượng cho đế vương, sự cao sang quyền quý và sự giàu có khó ai bì kịp
Biểu tượng của sự trường thọ, trường tồn: Hoa cúc vàng trở thành biểu tượng của sự trường tồn, trường thọ bắt nguồn từ một sự tích ở Trung Quốc. Câu chuyện kể về 24 chàng trai tìm loại thảo dược trường sinh về cho đức vua trên một hòn đảo hoang. Trên hòn đảo này chỉ có duy nhất hoa cúc sinh trưởng. Từ đó, hoa cúc vàng mang ý nghĩa trường thọ, trường tồn.
Mang lại cảm giác hạnh phúc, ấm áp và đoàn viên: Màu sắc rực rỡ của những cánh hoa cúc vàng sẽ góp phần làm cho không khí trở nên ấm áp, hạnh phúc và gần gũi hơn.
Gắn liền với lòng hiếu thảo với cha mẹ: Ý nghĩa này của hoa cúc vàng gắn với sự tích hoa cúc của Việt Nam về lòng hiếu thảo của người con dành cho cha mẹ.
Đại diện cho lòng chung thủy sắc son trong tình yêu: Hoa cúc vàng khi nở dù bị khô thì cả hoa và lá cũng đều không rụng xuống mà vẫn gắn bó trên cây. Vì vậy, nhiều người dùng hoa cúc vàng để gửi gắm tình cảm, lời nhắn nhủ thủy chung sắc son trong các dịp đặc biệt như kỷ niệm yêu nhau, kỷ niệm ngày cưới.
Tượng trưng cho khí tiết kiên trung của người quân tử: Hoa cúc vàng từ lâu đã là một trong 4 mảnh ghép quan trọng trong bộ tranh Tứ quý (mai - trúc - cúc - tùng) tương ứng với 4 mùa (xuân - hạ - thu - đông).
Đem lại may mắn tài lộc, xua đuổi tà ma: Cuối cùng, theo ý nghĩa phong thủy, cúc vàng đem lại may mắn, tài lộc và giúp xua đuổi tà ma, đem phúc khí niềm vui cho các gia đình.
Hoa cúc thích hợp với những nơi đủ ánh sáng, nhưng ưa khí hậu thoáng mát. Cho nên không thích hợp để trực tiếp dưới ánh mặt trời. Nơi thích hợp nhất chính là đặt ở ban công hoặc bậc cửa sổ hướng Nam trong nhà.
Phòng làm việc: Những người làm việc liên quan tới văn chương, quan trường, nghệ thuật trưng cúc trong phòng làm việc sẽ thể hiện được sự chính trực, tự trọng và thần thái thanh cao cũng như thu hút nhiều may mắn trên con đường sự nghiệp.
Không nên: Đặt hoa cúc trong phòng ngủ, ban công, trong bếp hoặc đường thông vào trong bếp, vì bếp thuộc hành Hỏa sẽ khiến hoa khô héo, mất ý nghĩa cát tường.
Không nên cắm hoặc trồng đơn lẻ một bông, một gốc hoa cúc vì sẽ hình thành nên chữ “khốn”, gây bất lợi đối với sự bình an của các thành viên trong gia đình.
*Bài viết mang tính chất tham khảo và chiêm nghiệm.