Nếu những thứ này trong nhà không còn dùng đến, hãy tận dụng để trộn vào đất trồng cây nhé, đảm bảo kết quả phát triển của cây sẽ khiến bạn bất ngờ.
Miếng bọt biển
Các miếng bọt biển cũng rất hữu dụng khi >trồng cây cảnh. Bạn có thể cắt khối bọt biển thành từng mảnh nhỏ và xếp vào đáy lọ hoa để giúp đất trong chậu trở nên thoáng khí.
Sau khi tưới nước, lượng nước thừa trong chậu cây cảnh sẽ được khối bọt biển hấp thụ hết. Nếu đất trong chậu thiếu nước, rễ sẽ tiếp tục hút nước từ khối xốp, giúp việc trồng cây cảnh thuận lợi hơn.
Xơ mướp
Những bạn trồng hoa ở quê sẽ hái ít xơ mướp phơi khô, lấy cùi xơ mướp bên trong để lót đáy chậu. Xơ mướp bóc vỏ, san phẳng, rải trực tiếp xuống đáy chậu, đậy lỗ thoát nước rồi lấp đất >dinh dưỡng vào để trồng hoa, cây cảnh.
Trải lớp vật liệu này dưới chậu cây cảnh có thể chặn cặn, ngăn không cho cặn bị rửa trôi khỏi chậu khi tưới nước.
Đồng thời cũng có thể làm cho đất trong chậu dễ thấm hơn, có lợi cho sự phát triển của cây và hệ thống rễ.
Trong gia đình nào cũng có vỏ lạc và hầu hết mọi người thường đem đốt hoặc vứt vỏ lạc đi. Tuy vậy, bạn không biết rằng vỏ lạc có thể trở thành phân bón rất tốt cho cây cảnh.
Bạn có thể trộn vỏ lạc với đất vườn đã làm ướt rồi ủ kín đất. Vỏ lạc sẽ chuyển sang màu đen.
Lúc này, bạn sẽ có được một loại đất trồng cây cảnh rất tốt, giúp cây sinh trưởng mạnh. Đất ủ cùng vỏ lạc có giá trị dinh dưỡng cao, giúp ích cho sự phát triển của hoa.
Ngoài ra, bạn có thể thêm vỏ lại dưới đáy chậu cây cảnh để cải thiện khả năng thẩm thấu và giữ nước của đất trồng.
Gạch vỡ
Khi cây cảnh được thay chậu, nếu bạn tạm thời không tìm được vật liệu thích hợp để lót đáy chậu hoa, bạn cũng có thể nhặt một ít gạch vụn. Bạn hãy đập gạch vụn thành từng mảnh nhỏ và đặt chúng trực tiếp dưới đáy chậu.
Gạch đỏ đều được nung từ đất sét, trọng lượng nhẹ, khả năng hút nước và thoáng khí tốt, đổ dưới đáy chậu cây cảnh có thể khiến đất chậu tơi xốp và thoáng khí hơn. Như vậy, nếu bạn lỡ tưới nước quá nhiều cũng không lo bị tích nước khiến rễ cây cảnh bị ngạt và thối.