Ông bà xưa có câu "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành" thế nên ngày Tết Đoan Ngọ các gia đình cũng lưu ý những điều sau để tránh gặp xui xẻo.
Theo truyền thống, ngày Tết> Đoan Ngọ được ấn định vào ngày 5/5 Âm lịch. Đối với người dân Việt Nam, Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ rất đặc biệt và quan trọng. Vào ngày này, người dân thường chuẩn bị đồ lễ cúng bái tổ tiên. Tết Đoan Ngọ cũng là dịp để các gia đình quây quần bên nhau.
Trong tiềm thức của người Việt, Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Giết sâu bọ. Dân gian ta tin rằng, trong hệ tiêu hóa của con người thường có sâu bọ. Nếu không giết sâu bọ thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và ảnh hưởng đến >sức khỏe.
2.1. Không nên để rơi hay mất tiền
Người xưa cho rằng, mất tiền vào ngày này sẽ khiến bạn rơi mất tài lộc nên dù đi đâu cũng nên cẩn thận, bảo vệ tài sản, tiền bạc của mình.
2.2. Không để giày dép lộn xộn
Theo văn hóa người Hoa, giày dép đồng âm với từ "tà", nghĩa là tà khí. Do vậy để giày dép không đúng chỗ, vứt lộn xộn thường mang đến những điều chẳng lành.
Việc bạn cần làm là để mũi giày dép quay ra phía ngoài. Người Việt xưa quan niệm, việc để mũi giày dép quay vào trong nhà không khác nào dẫn dụ tà ma vào nhà.
2.3. Không nên dừng chân ở nơi âm u, nhiều tà khí
Tết Đoan Ngọ là ngày cải thiện sức khỏe, loại bỏ sâu bọ trong người nên trong ngày này nên tránh những nơi âm u, nhiều tà khí như bệnh viện, nơi tổ chức tang lễ vì những nơi này âm khí khá nặng, dễ nhiễm tà, sinh bệnh.
2.4. Tránh mua đồ lưu niệm trong ngày Tết Đoan Ngọ
Quan niệm này được nhiều người truyền lại bởi mọi vật đều chứa linh khí nếu tốt sẽ mang lại may mắn tài lộc còn nếu không tốt sẽ mang tới những điều xui xẻo chẳng lành.
2.5. Không đi du lịch, đặc biệt là không đi tham quan lăng tẩm, địa đạo
Vào ngày này, tốt hơn bạn không nên đi du lịch vì sẽ dễ bị hao tổn tiền bạc. Ngoài ra cũng không nên đi tham quan lăng tẩm, địa đạo hay các khu chiến tích cổ xưa bởi đây đều là những địa điểm chứa nhiều năng lượng tiêu cực. Nếu bắt buộc phải đi, tốt nhất là bạn nên tránh tới những nơi này sau 3 giờ chiều.
2.6. Không đặt chân xuống đất khi vừa mới ngủ dậy
Theo quan niệm của người xưa, đối với người lớn sáng mới ngủ dậy không được đặt chân xuống đất mà phải súc miệng 3 lần cho thật sạch, sau đó mới bước xuống bàn ăn một chén rượu nếp, hoa quả để "diệt sạch sâu bọ".
2.7. Không chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng ở hành lang khi ở khách sạn, nhà nghỉ
Theo >phong thủy, hai vị trí này dễ hút nguồn năng lượng tiêu cực, không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, không nên ở trong những phòng bài trí các đồ vật mang tính chất tôn giáo như tranh, tượng phật, thánh… Bởi tác dụng chính của những vật phẩm này là trấn áp tà khí, chứng tỏ phòng ốc đó có vấn đề.
- Thực hiện nghi thức giết sâu bọ
Người xưa quan niệm trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hoá thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở, gây nguy hại cho con người. Lũ sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày 5/5 Âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này.
Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả vào ngày 5/5. Người miền Bắc thường diệt sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm và diệt sâu bọ bằng thức ăn, nhất là bằng bánh tro và hoa quả…
- Tắm nước lá từ thiên nhiên
Thông thường, vào ngày mùng 5/5, sau khi đã ăn cơm rượu để giết sâu bọ, mọi người sẽ tắm bằng nước đun lá mùi, lá tía tô, kinh giới, lá sả, lá tre… Người xưa cho rằng: tắm lá mùi để mồ hôi toát ra, có cảm giác khoan khoái dễ chịu, thơm tho làm cho con người phấn chấn. Cách tắm này lại trị được cảm mạo bởi lá mùi là vị thuốc nam.
- Nên gội đầu, xông lá thơm
Chống lại cái nóng oi bức của giờ ngọ (ngày hè), mọi người già, trẻ thường đun các loại lá như bưởi, mùi, tía tô, kinh giới, sả, tre... để tắm, xông phòng bệnh cảm mạo. Đặc biệt, phụ nữ còn gội đầu, mong muốn có một mái tóc đen, mượt, dài. Đây là một phương pháp chữa bệnh của người xưa, giúp cơ thể thải độc, tinh thần thư thái, phấn chấn.
*Bài viết mang tính chất tham khảo và chiêm nghiệm