Cây chuỗi ngọc không quá sặc sỡ như những loại cây cảnh khác nhưng lại ẩn chứa sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. Bởi lẽ đó mà ta có thể dễ dàng bắt gặp những hàng rào hay lang can chuỗi ngọc ở bất kì đâu, đặc biệt là trong công viên, trên đường phố. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về loại cây có cái tên kiêu sa này.

Lạ Đặng 12:15 14/07/2022

Hiện nay ở nước ta phổ biến hai loại >cây chuỗi ngọc là cây chuỗi ngọc thân gỗ và cây sen đá chuỗi ngọc. Hai loại cây này khác nhau hoàn toàn về nguồn gốc, đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh trưởng. Bài viết dưới đây sẽ nói riêng về cây chuỗi ngọc thân gỗ.

I. Nguồn gốc và tên gọi

Cây chuỗi ngọc có nguồn gốc từ khu vực Mỹ Latinh, có tên khoa học là Duranta repens. Ở nước ta, cây chuỗi ngọc thân gỗ được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cây thanh quan, cây rìa xanh, cây chim chích, cây chuỗi vàng, hoa găng,…

II. Đặc điểm cây chuỗi ngọc

Cây chuỗi ngọc thuộc dạng cây bụi, thân gỗ nhỏ, chiều cao trung bình khoảng 20 – 60 cm (trong tự nhiên, nếu không được tỉa cành, cây có thể cao tới 5m) bên ngoài có lớp vỏ mỏng, tán có nhiều cành.

Rễ cây thuộc loại rễ chùm, chắc khỏe, lan rộng ra xung quanh, các dây rễ có sợi nhỏ mọc trực tiếp hoặc gián tiếp với thân, bởi vậy nên cây chuỗi ngọc có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiều khí hậu, thời tiết khác nhau.

Lá chuỗi ngọc thông thường có 2 dạng: hình bầu dục hoặc trứng tròn, dài khoảng 1,5 – 9 cm, rộng 1,2 – 6 cm, trên lá có nhiều gân nhỏ, giữa lá có rãnh to, mép lá nguyên hoặc có răng cưa nông ở đầu lá, có cuống ngắn, mọc đối xứng với nhau, lá có màu vàng kim hoặc xanh vàng. Lá mọc xum xuê quanh năm, vào thời điểm phát triển nhất, lá cây sẽ có màu vàng rực rỡ, rất thích hợp để trồng làm cây trang trí.

Quả chuỗi ngọc thuộc loại quả hạch nhỏ, hình tròn, mọc thành chùm thòng xuống nguyên chùm như chùm nho, khi còn non quả chuỗi ngọc có màu xanh nhưng khi chín sẽ chuyển thành màu vàng nhạt hoặc vàng cam 

Hoa chuỗi ngọc có màu lam tím, trắng hoặc vàng, 5 cánh hoa hình ống, xòe ra khoảng 1,3 cm, được xếp thành các chùm dài, nở sặc sỡ trên đỉnh hoặc dọc theo thân cây. Cây ra hoa quanh năm, tuy nhiên để cây ra hoa thì phải được chăm sóc kỹ, bón phân thường xuyên và cây phát triển tự nhiên không bị cắt tỉa hãm chiều cao.

Quả chuỗi ngọc thuộc loại quả hạch nhỏ, hình tròn, mọc thành chùm thòng xuống nguyên chùm như chùm nho, khi còn non quả chuỗi ngọc có màu xanh nhưng khi chín sẽ chuyển thành màu vàng nhạt hoặc vàng cam. Một cây có rất nhiều quả nhìn giống như những chuỗi ngọc thật, đây cũng chính là lý do vì sao loại cây này có tên là cây chuỗi ngọc.

III. Công dụng của cây chuỗi ngọc

Cây chuỗi ngọc thuộc loại cây ưa sáng, có tốc độ phát triển nhanh, khỏe mạnh và có khả năng chịu hạn, nhu cầu nước thấp, thoát nước tốt. Cây có thể chịu bóng bán phần. Ngoài ra, nhờ đặc tính phát triển bộ lá tốt và có thể cắt tỉa, tạo hình nên chuỗi ngọc thường được chọn làm cây trồng viền tạo hàng rào hoặc đường viền lối đi vào nhà tạo cảm giác tự nhiên, gần gũi. Ngoài ra, cây chuỗi ngọc còn được trồng nhiều làm cảnh quan ở các công viên và công trình đô thị.

Cây chuỗi ngọc phát triển rất nhanh và khỏe nên được cắt tỉa thường xuyên để tránh ảnh hưởng đến cảnh quan xung quanh do cây phát triển khá nhanh. Cây cũng có thể được trồng xen kẻ với những loài cây khác nhằm tô điểm, tạo sự sinh động.

Không chỉ có tác dụng làm cây cảnh trang trí, cây chuỗi ngọc còn có khả năng thanh lọc không khí, hạn chế sự ô nhiễm môi trường xung quanh, tạo cảm giác thư thái, thoải mái giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả.

IV. Ý nghĩa cây chuỗi ngọc

Cây chuỗi ngọc tượng trưng cho một tình yêu thuần khiết, thủy chung, son sắt. Sự um tùm, sinh trưởng và phát triển của cây thể hiện sự mạnh mẽ, bền bỉ, trường tồn với thời gian. Ngoài ra, cây còn tượng trưng cho một tình bạn đẹp đẽ, trong sáng.

V. Các loại cây chuỗi ngọc phổ biến ở nước ta

Dựa vào màu sắc của hoa mà cây chuỗi ngọc được chia thành cây chuỗi ngọc tím, >cây chuỗi ngọc vàng và cây chuỗi ngọc trắng,… Ngoài những màu trên, hoa chuỗi ngọc còn có nhiều màu sắc khác nhưng không phổ biến ở nước ta.

Dựa vào màu sắc của hoa mà cây chuỗi ngọc được chia thành cây chuỗi ngọc tím, cây chuỗi ngọc vàng và cây chuỗi ngọc trắng,… 

1. Cây chuỗi ngọc tím

Cây chuỗi ngọc tím cho hoa nhiều hơn so với các giống chuỗi ngọc khác. Chiều cao cây lên đến 3 mét. Cây dễ trồng và cho hoa quanh năm nên thường được trồng trong vườn để tạo cảnh quan. Sở dĩ cây có tên như vậy bởi khi hoa màu tím kết trái sẽ tạo thành từng chùm quả hạch dài màu vàng giống hạt ngọc rất đẹp.

2. Cây chuỗi ngọc vàng

Cây chuỗi ngọc vàng với lá cây có kích thước khá nhỏ, có hình dạng bầu dục, mọc dày san sát nhau, càng về phía ngọn lá càng nhỏ và thưa dần. Hoa chuỗi ngọc vàng có màu vàng tươi mới, mọc đối nhau trên một chuỗi dây khá dài, mọc san sát nhau, buông rủ lửng lơ. Cây ra hoa quanh năm nên được rất nhiều người yêu thích.

3. Cây chuỗi ngọc trắng

Chuỗi ngọc trắng với những bông hoa trắng xếp tầng tuyệt đẹp, nở gần như quanh năm trong các cụm hoa dài 10-15 cm. Mỗi bông hoa có hình ống với năm cánh hoa, màu trắng, nhụy vàng. Đây là một loại cây bụi thường xanh hoa quanh năm. Nó thường tạo thành một cụm nhiều thân với các nhánh rủ xuống. Các lá hình trứng dài 2,5 – 7,6 cm và được sắp xếp trên thân theo cặp đối diện nhau. Một số cây chuỗi ngọc trắng có khá nhiều gai và một số không có gai nào cả.

VI. Cách trồng và nhân giống cây chuỗi ngọc

Để nhân giống cây chuỗi ngọc, người ta thường sử dụng hai phương pháp đó chính là gieo hạt và giâm cành. Thông trường, phương pháp giâm cành sẽ được sử dụng nhiều hơn do dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao.

1. Cách nhân giống cây chuỗi ngọc

1.1. Phương pháp gieo hạt

Hạt giống sau khi thu hoạch đem phơi khô để trồng hoặc bạn có thể mua ở cửa hàng cây cảnh. Nên chọn những cây có hạt giống đảm bảo chất lượng, không bị côn trùng tấn công.

Ngâm hạt giống qua nước và ủ khoảng 12h. Sau đó bạn có thể gieo hạt vào luống hoặc vào bầu, khi gieo hạt xong nên rắc thêm lớp mùn phía trên cho cây không bị côn trùng hoặc chim ăn.

Sau khoảng từ 1 – 2 tháng cây sẽ nảy mầm và phát triển. Đợi khi cây đạt chiều cao từ 20 – 25cm thì có thể đem đi trồng vào trong bầu lớn hoặc trong vườn.

1.2. Phương pháp giâm cành

Lựa chọn cành giâm từ cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, có chiều dài từ 20 – 30cm. Lưu ý, nên chọn những cây có tuổi thọ trung bình (không quá nhỏ hoặc quá già) thì cây sẽ khỏe và có khả năng chống lại sâu bệnh tốt hơn.

Cành giâm sau khi đã được cắt thì bỏ bớt phần lá phía trên, ngâm vào dung dịch IBA 0,1% nhằm kích thích mọc rễ.

Đem giâm ở trong bầu, luống đất hoặc giỏ tre. Khi giâm nên bổ sung thêm một lớp mùn phía trên giữ ẩm cho cành giâm giúp cây nhanh chóng mọc rễ và phát triển hơn.

Sau khoảng từ 2 – 4 tuần cây sẽ bắt đầu ra rễ, chăm sóc cây thêm khoảng 1 – 2 tháng nữa là có thể đem đi trồng.

2. Cách trồng cây chuỗi ngọc

Để trồng cây chuỗi ngọc, bạn nên chọn cây giống khỏe mạnh. Khi cây non mới trồng, còn yếu, nên tránh tưới quá ít hoặc tưới quá nhiều nước. Ngoài ra cần che chắn cẩn thận để tránh gió mạnh làm lung lay gốc khiến cây dễ bị chết.

 Nhờ đặc tính phát triển bộ lá tốt và có thể cắt tỉa, tạo hình nên chuỗi ngọc thường được chọn làm cây trồng viền tạo hàng rào hoặc đường viền lối đi vào nhà tạo cảm giác tự nhiên, gần gũi 

2.1. Trồng thành đường viền, hàng rào và khung chữ

Trước tiên bạn phải xác định kích cỡ đường viền, hàng rào, khung chữ theo yêu cầu.

Hiện nay, phổ biến nhất là đường viền có chiều rộng 30 cm. Trồng cây chuỗi ngọc theo kiểu so le, khoảng cách theo chiều dọc giữa các khóm chuỗi ngọc hoảng 15 cm, khoảng cách theo chiều ngang từ 18 – 20 cm.Trung bình từ 6 tháng đến một năm, ta sẽ có đường viền chuỗi ngọc đẹp, sau đó cứ cách một khoảng thời gian ta lại cắt tỉa gọn gàng.

Muốn trồng thành hàng rào bạn chỉ cắt tỉa 2 bên hông và để nguyên cây phát triển chiều cao. Đến khi đạt chiều cao mong muốn mới tiến hành cắt phẳng.

Muốn làm khung chữ thì bạn phải vẽ khung chữ trên bền mặt đất cần làm rồi tiến hành trồng cây như trên.

2.2. Trồng thành thảm

Trồng từng cụm cây chuỗi ngọc sao cho mỗi cây cách nhau từ 13 – 15 cm. Sau khi trồng xong thì cắt tỉa, khống chế chiều cao thích hợp. Sau khoảng 3 – 4 tháng là ta đã có thảm chuỗi ngọc đẹp.

VII. Cách chăm sóc cây chuỗi ngọc

Cách chăm sóc cây chuỗi ngọc khá đơn giản vì cây dễ trồng và không đòi hỏi chăm sóc. Bạn chỉ cần lưu ý đến chế độ nước của cây tránh bị úng, thối, hư rễ. Trồng cây trong loại đất thoáng khí xốp để tạo điều kiện để cây thoát nước tốt. Cây có xu hướng mọc lan ngổn ngang nên cần được cắt tỉa để kiểm soát hình dáng. Nếu trồng viền tạo chữ thì phải thường xuyên cắt tỉa để giữ độ cao và tạo nét. Thường xuyên bón phân hữu cơ tăng cường phân hóa học để cung cấp đầy đủ chất >dinh dưỡng cần thiết cho cây.

1. Thời vụ trồng cây

Cây chuỗi ngọc là loại cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nên bạn có thể trồng cây vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên để cây có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh nhất, bạn nên trồng cây chuỗi ngọc vào khoảng cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, vì đây là thời điểm ánh sáng mạnh nhất trong năm cũng như hạn chế được những cơn gió mạnh, mưa nhiều.

2. Đất trồng

Nên trồng cây với loại đất nhiều dinh dưỡng, tơi xốp, có độ thoát nước tốt để rễ cây phát triển ma không lo bị ngập úng. Nếu đất thiếu dinh dưỡng, bạn có thể bổ sung bằng cách bón phân cho cây.

3. Ánh sáng

Cây chuỗi ngọc là cây ưa sáng, chính vì thế mà cây thường được trồng ở những nơi có ánh sáng tốt giúp cây quang hợp và phát triển tốt. Nếu bạn trồng cây trong chậu như một cây cảnh thì nên đặt ở những nơi thoáng khí, thường xuyên cho cây ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng khoảng 2 – 3 tiếng mỗi ngày để giúp cây luôn tươi tốt và ra hoa.

4. Nhiệt độ và độ ẩm

Cây sẽ sinh trưởng tốt trong điều kiện nắng nóng vì đây là loài cây ưa sáng. Cây sẽ dễ bị chết hoặc rụng lá khi nhiệt độ quá thấp (từ 3 độ C), nên trong quá trình chăm sóc bạn cần chú ý, nếu thời tiết quá lạnh thì bạn có thể sử dụng bóng đèn để thắp giúp sưởi ấm cho chậu cây.

Đối với cây non khi mới gieo trồng bạn nên duy trì độ ẩm vừa phải và nhiệt độ từ 15 – 30 độ để cây có thể phát triển tốt hơn.

5. Nước tưới

Cây chuỗi ngọc là loài cây không quá ưa nước nên bạn chỉ cần tưới cây khoảng 2 lần/tuần. Bạn cũng có thể thay đổi lượng nước tưới cho cây tuỳ thuộc vào tình trạng của cây là cây lâu năm hay cây non, khi cây non mới trồng, còn yếu, nên tránh tưới quá ít hoặc tưới quá nhiều nước.

6. Phân bón

Cây chuỗi ngọc rất dễ chăm sóc, không cần dinh dưỡng nhiều. Vì thế bạn chỉ cần bón phân cho cây theo định kỳ 6 tháng một lần, bổ sung thêm dưỡng chất để cho cây luôn tươi tốt. Nếu bạn trồng cây trong chậu thì có thể bón phân khoảng 3 tháng một lần.

7. Tỉa cành

Tỉa cành là một trong những điều quan trọng cần làm đối với cây chuỗi ngọc. Nên cắt tỉa định kì cho cây khoảng 3-6 tháng một lần. Nếu không cắt tỉa thì cây sẽ lan rộng sang không gian khác làm mất đi cấu trúc ban đầu của cây và làm chết các loại cây cảnh khác lân cận. Lưu ý khi cắt tỉa thì nên chọn những loại kéo sắc tránh gây ảnh hưởng đến cành cây.

Cây chuỗi ngọc là loại cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nên trồng và dễ chăm sóc 

Bài viết trên vừa cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về cây chuỗi ngọc cũng như cách trồng và chăm sóc loại cây này. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích giúp bạn có thể chăm sóc vườn cây nhà mình xinh đẹp hơn.a

Lạ Đặng | Theo Phụ nữ sức khỏe