Nếu gia chủ đang mong muốn gặp được nhiều điều may mắn, con đường làm ăn thuận lợi thì tuyệt đối đừng nên bỏ qua 6 loại cây dưới đây, nhà có nhỏ đến cách mấy cũng phải cố trồng 1 cây trong nhà nhé.
Cây sống đời
Cây cảnh sống đời (Kalanchoe) nhé là loài hoa có vẻ ngoài rực rỡ, nhìn rất lễ hội. Giống như tên của chúng, cây cảnh sống đời (trường sinh) có ý nghĩa >sức khỏe, trường thọ, hạnh phúc, đoàn viên.
Đó là lý do cây cảnh này được đặc biệt ưa thích của các gia đình trong dịp Tết Nguyên đán vì nở rộ đúng vào dịp lễ hội này, đồng thời có ý nghĩa phong thủy rất tốt đẹp, như lời cầu mong cho gia đình sức khỏe và hạnh phúc.
Nếu đặt cây sống đời lên bàn học, bàn làm việc, thì nó có ý nghĩa tượng trưng cho ý chí vươn lên, cổ vũ cho bạn cố gắng, và không từ bỏ. Đặc biệt với những sĩ tử, thì ngoài lời cổ vũ, thì việc đặt chậu cây còn mang mong muốn “công thành danh toại”.
Cây cảnh sống đời có kích cỡ nhỏ nhưng có rất nhiều hoa, màu sắc lộng lẫy, đa dạng. Nếu bạn trồng nhiều chậu cùng lúc rồi ghép chúng lại với nhau thì sẽ có một "bảng màu" cực kỳ rực rỡ, nổi bật.
Rất nhiều người lựa chọn cây cảnh sống đời vì chúng sống lâu, hoa nở rộ, kéo dài và dễ chăm sóc.
Sống đời có thể nở vào mùa lạnh lẽo như mùa đông. Nụ của chúng thường xuất hiện vào tháng 12 và kéo dài tới tháng 2, tháng 3 năm sau.
Bạn nên trồng cây cảnh này ở đất chua, tưới 2-3 ngày một lần vào mùa xuân và mùa thu và giảm tưới vào mùa đông, khoảng 5-6 ngày tưới 1 lần là đủ. Khi cây cảnh ra hoa có thể bón phân để thúc hoa phát triển.
Cây hạnh Phúc
Cây hạnh phúc có vẻ ngoài xum xuê, luôn tươi tốt, xanh tươi và tràn đầy sức sống, có thể mang lại hạnh phúc cho mọi người, làm cho cuộc sống hạnh phúc và đẹp hơn. Nếu đặt nó trong phòng khách, cây hạnh phúc sẽ đóng vai trò làm dịu mát không gian. Cây có những tán lá xanh tốt, màu xanh của niềm tin và hy vọng.
Cây trầu bà
Cây trầu bà có nhiều tên gọi như Trầu Bà Vàng, Vạn Niên Thanh leo, sắn dây Hoàng Kim, Hoàng Tam Điệp, Thạch Cam Tử. Đây là cây thân thảo, dạng dây leo, lá và thân có màu xanh còn hoa mọc thành cụm ngắn, đặc điểm nhận biết lá trầu bà là lá đơn, gốc lá hình trái tim và thuôn dài lên trên.
Không chỉ trang trí nội thất hiệu quả, trầu bà còn có 2 tác dụng rất có lợi cho sức khỏe đó là thanh lọc không khí và trị bệnh thận theo Đông Y (từ điển cây thuốc Việt Nam). Trong phong thủy, cây trầu bà biểu tượng cho sự thành đạt, thăng tiến trong sự nghiệp. Các loại trầu bà thủy sinh giúp loại bỏ khí độc, bức xạ, mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn hơn cho chúng ta.
Cây thụy hương
Thụy hương (còn gọi là bồng lai tử, phong lưu thụ, tên tiếng Anh là Daphne odora) là cây cảnh có thể tỏa ra hương thơm ngát. Chúng có ý nghĩa phong thủy về tài lộc và thịnh vượng
Cây cảnh này cây bản địa Trung Quốc và Nhật Bản. Nó nổi tiếng về cả màu sắc, hình dáng lẫn ương thơm. Lá của cây cảnh này khá tươi tốt, hoa nở nhiều, màu hồng tím rất đẹp. Khi nở rộ, chúng giống như quả cầu hoa rất bắt mắt và tỏa ra hương thơm ngào ngạt.
Những bông hoa màu tím và rực rỡ, nở hàng năm. Thời kỳ ra hoa khoảng 60 ngày.
Cây cảnh này mọc tốt nhất trên đất màu mỡ, đất hơi chua một chút, chứa nhiều nước. Loài cây này không sống lâu, chỉ từ 8-10 năm. Thụy hương khó ra rễ nên khó chiết cành.
Cây lưỡi hổ
Lưỡi hổ là loại cây phong thủy biểu tượng cho sức khoẻ dồi dào, còn về mặt khoa học thì cây lưỡi hổ là loại cây có khả năng chịu nóng, chịu khô hạn tốt nhưng lại rất dễ sống, thân lá đứng thẳng sẽ không chiếm vị trí không gian nhà của bạn.
Bề mặt lá lưỡi hổ có thể hút được nhiều bụi bẩn, hấp thụ chất gây ô nhiễm và thanh lọc không khí khá tốt. Đây là một loài cây vô cùng tốt cho đường hô hấp và hệ miễn dịch mà bạn nên trồng trong phòng khách.
Cây lan ý
Lan ý cũng thuộc loại cây ưa bóng mát có thể sống tốt trong môi trường thiếu nắng và nhiệt độ thấp. Đây là loại cây có nhiều lá to với màu xanh đậm và bông hoa có màu trắng muốt mang phong cách sang trọng, quý phái, đồng thời lan ý còn được đánh giá là cây có thể lọc không khí cực tốt và là công cụ tốt để giảm các bức xạ và điện từ.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.