Không cần bạn là một chuyên gia hoặc chi tiết cho việc dọn dẹp thì phòng bếp vẫn có thể gọn gàng tinh tươm nhờ làm theo 5 bước đơn giản này.

05:04 30/01/2020

1. Tập trung sắp xếp lại mọi thứ

 

Công việc đầu tiên của bạn sau Tết có lẽ là nhìn nhận lại căn bếp bừa bộn của gia đình. Hãy lựa chọn một phần của tủ lạnh, tủ đông, ngăn kéo hoặc tủ đựng thức ăn và sắp xếp lại mọi thứ. Việc sắp xếp lại gọn gàng các thứ tự đồ dùng sẽ giúp bạn bao quát được căn bếp gia đình và biết bổ sung các thứ đã hết.

2. Bỏ những thứ không cần dùng đến hoặc hết hạn

Mọi người chỉ nhồi nhét mọi thứ họ mua vào phòng đựng bếp và nó biến thành lộn xộn cho đến khi bạn không biết mọi thứ đang nằm ở đâu. Vì lý do đó, có lẽ bạn sẽ tìm thấy rất nhiều vật phẩm hết hạn hoặc hoàn toàn không sử dụng được nữa. Các loại gia vị, ngũ cốc, đồ hộp và đồ nướng đều mất chất lượng và thậm chí có thể bị ôi sau dịp Tết. Nếu bạn không nhận ra một vật phẩm nào đó, hãy vứt bỏ. Nếu bạn tìm thấy đồ mình đã mua lúc sắm Tết nhưng giờ lại không dùng tới nữa hãy tặng chúng cho hàng xóm.

Tủ lạnh và tủ đông dễ giải quyết hơn, nhưng có lẽ bạn vẫn đang giữ những món đồ mà không muốn hoặc không nên ăn nữa. Thực phẩm có thể được đông lạnh, nhưng một số mặt hàng cần phải được vứt bỏ trước khi nó làm ảnh hưởng tới >sức khỏe của cả gia đình.

Và đừng mềm lòng khi đến lúc thanh lọc các dụng cụ nhà bếp. Thật dễ dàng để tích lũy các hộp đựng thực phẩm với nắp đậy bị thiếu, dụng cụ nhà bếp trùng lặp và các thiết bị mà bạn nghĩ rằng bạn sẽ sử dụng hàng ngày nhưng cuối cùng lại đang dính bụi trên kệ. Khi bạn dọn dẹp mọi thứ, bạn có thể nhận ra rằng bạn không thực sự cần cái bếp khổng lồ mà bạn vẫn mơ ước.

3. Sắp xếp lại theo danh mục

Sắp xếp các đống vật phẩm đi cùng nhau (ngũ cốc, đồ nướng, đồ ăn nhẹ, dụng cụ đo lường, đồ dùng, v.v.) theo hạng mục. Sau đó, bạn sẽ tạo các khu vực trong nhà bếp của bạn, nơi những hạng mục đó thuộc về. Có thể bạn sẽ chỉ cần một nửa kệ để đồ ăn nhẹ nhưng cần cả ngăn kéo để hộp đựng thức ăn. Làm điều này sẽ ngăn bạn mua quá nhiều và làm lộn xộn nhà bếp của bạn trong thời gian dài.

4. Dán nhãn

Tất nhiên, đây là một trong những bước quan trọng nhất của quy trình tổ chức. Việc giữ mọi thứ riêng biệt là rất quan trọng. Các thùng, giỏ, kệ có thể mở rộng nhưng việc dán nhãn sẽ trông chúng có tổ chức và dễ được tìm thấy hơn. Dán nhãn những thùng chứa sẽ giúp bạn duy trì hệ thống. Đặc biệt nếu bạn có những đứa trẻ trong nhà khi chúng cứ xô đẩy mọi thứ vào bất kỳ không gian trống nào chúng có thể tìm thấy.

5. Đặt mọi thứ vào đúng vị trí khi sử dụng xong

Sẽ rất nhanh khi chỉ cần ném mọi thứ lên quầy lúc bạn đang vội vàng và giải quyết sau. Nhưng làm như vậy có thể khiến toàn bộ hệ thống phòng bếp mất cân bằng. Bạn không nên tiết kiệm thời gian bằng cách này vì bạn đang tạo ra một mớ hỗn độn lớn và phải dọn dẹp nhiều hơn sau đó.

Hãy tập thói quen đặt mọi thứ vào đúng vị trí sau khi sử dụng xong. Có thể mất một thời gian để làm quen với quy tắc nhưng điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian trong tương lai.

Theo Tiên An/Tổ Quốc