Một số loài cây có mùi hương hấp dẫn loài bò sát này và khiến chúng dễ tím đến làm tổ.
Hoa dạ lý hương hay còn gọi là hoa lý xiêm la, là một loài hoa vừa có hương vừa có sắc. Loài hoa này có màu vàng, xanh trắng và cả màu đỏ tươi tắn. Hoa có mùi thơm vô cùng đặc trưng, cách xa tới trăm mét vẫn có thể ngửi và cảm nhận được hương hoa nồng nàn, thoang thoảng. Đặc biệt vào buổi đêm, hương hoa lan tỏa rất mạnh nên mới có cái tên dạ lý hương.
Tuy nhiên, vì hương thơm quá nồng, đặt trong nhà sẽ kích thích thần kinh trung ương khiến con người khó đi vào giấc ngủ nên loại hoa này thường được trồng ngoài sân vườn. Theo quan niệm dân gian, mùi thơm của dạ lý hương sẽ thu hút> rắn.
Trên thực tế, không phải mùi hương của dạ lý hương thu hút rắn mà là vì loài hoa này nở vào ban đêm, mùi hương nồng dễ thu hút nhiều côn trùng nhỏ và động vật nhỏ như chuột, ếch. Để săn mồi, rắn thích trốn trong bụi hoa dạ lý hương khi trời tối, chờ những con vật nhỏ này đến. Chỉ cần chúng ta chú ý cắt tỉa, thu dọn cành lá sát đất thì rắn sẽ không đến nữa vì không có chỗ ẩn nấp.
Ngoài dạ lý hương, một số loài hoa có mùi thơm như hoa nhài, hoa quỳnh, dứa,… cũng có thể thu hút rắn tới gần.
Bạch hoa xà thiệt thảo còn được gọi là xà thiệt thảo, xà châm thảo, lưỡi rắn trắng... Loại cây này thường mọc ở vệ đường, nơi mát mẻ, ẩm ướt. Trong y học cổ truyền, loại cây này được sử dụng như một vị thuốc. Bạch hoa xà thiệt thảo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát, không độc, đi vào 3 kinh tâm, can và tỳ. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc. Dùng để trị chứng ho do phế nhiệt, viêm họng, viêm ruột thừa, kiết lỵ, sốt cao, hoàng đản, viêm khoang bụng, các chứng ung nhọt...
Bạch hoa xà thiệt thảo (cỏ lưỡi rắn trắng, bồi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo…) là loại cỏ mọc bò quanh năm ở vệ đường, nơi đất ẩm ướt, ưa mát và có ở cả 3 miền Bắc Trung, Nam. Ở đâu có loại cỏ này là ở đó có rắn.
Cậy sa nhân tím mùa quả chín có vị ngọt… là thức ăn của chuột, sóc, nhím… Vì rắn rất thích ăn chuột nên mùa quả sa nhân tím chín là rắn tìm đến để săn chuột. Cây này hay mọc thành đám ven khe suối, ven rừng, nơi ẩm ướt, nhiều bóng mát… nên người dân cần tránh nơi có cây sa nhân tím mùa ra quả để tránh bị rắn cắn.
Một số loài hoa có hương thu hút rắn khác trong dân gian như cây hoa thiên lý, hoa nhài, cây cỏ hương, bìm bìm... Nhưng nếu bón phân hóa học, hay phun thuốc trừ sâu, diệt cỏ thì rắn lại không đến.
Nhiều người thích trồng cây dây leo, có giàn lớn như hoa thiên lý, nho, thường xuân, hoa giấy,… trong sân vườn nhà, hoặc cho leo bám ở ban công, cửa sổ. Như vậy vừa tô điểm cho không gian sống, vừa có thể tạo bóng mát.
Tuy nhiên, các giàn cây leo rất dễ trở thành nơi trú ngụ cho rắn, đặc biệt là rắn lục vì màu xanh của lá cây giúp nó ẩn mình tốt hơn. Nhưng nguyên nhân chính là do loài động vật máu lạnh như rắn thích sống trong môi trường mát mẻ, cho nên nếu trong nhà có những giàn dây leo mát mẻ như vậy thì rất dễ thu hút rắn.
Ngoài ra, rắn còn thích ăn trứng chim. Một số loài chim thường làm tổ trên giàn nho, hoa thiên lý,… nên rất dễ bị rắn nhắm đến.
*Bài viết mang tính chất tham khảo và chiêm nghiệm.