Bàn thờ luôn là nơi linh thiêng, tôn kính nhất trong mỗi gia đình. Vì thế, cần lưu ý khi dọn dẹp bàn thờ để tỏ thái độ thành kính với ông bà, tổ tiên.

Q.A (t/h) 06:41 05/01/2023

Trong những ngày giáp Tết, bên cạnh việc mua sắm, chuẩn bị trang trí nhà cửa thì >dọn dẹp bàn thờ để chuẩn bị cho lễ cúng ông Công, ông Táo và bày biện cúng Giao thừa là việc làm vô cùng quan trọng được hầu hết người dân Việt Nam quan tâm.

Bàn thờ luôn là nơi thể hiện sự tôn kính của mọi người trong gia đình đối với tổ tiên, ông bà. Vì thế, khi dọn dẹp bàn thờ cũng cần lưu ý để không làm ảnh hưởng tới >sức khỏe, tài lộc, may mắn của gia chủ.

1. Nên dọn ban thờ gia tiên vào thời điểm nào?

Thông thường, bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp (23/12 Âm lịch) – thời điểm tiễn Táo Quân lên trời là mọi người bắt đầu thu xếp thời gian dọn dẹp, bày biện bàn thờ. Tất nhiên việc này kéo dài tới trước giao thừa là mọi việc phải hoàn tất.

2. Thắp hương thông báo gia tiên

Trước khi dọn dẹp bàn thờ gia tiên, việc đầu tiên cần làm đó là chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên và thắp nén hương thông báo, xin phép tổ tiên, thần linh biết về việc thu dọn bàn thờ. Đợi sau khi hương cháy hết mới bắt đầu công việc.

3. Dùng nước ấm lau rửa bàn thờ

Bàn thờ và bài vị tổ tiên, bát hương… đều cần lau rửa sạch sẽ bằng nước ấm. Đầu tiên, gia chủ phải chuẩn bị một cái khăn lau bàn thờ sạch sẽ chuyên dùng hoặc có thể dùng chổi hay khăn mới.

Tiếp đó, cần chuẩn bị nước để dọn rửa bàn thờ là nước gồm tổng hợp các nguyên liệu. Cụ thể như đinh hương, bạch đàn, quế, gỗ vang, hồi hoặc có thể lấy rượu gừng để làm sạch đồ thờ cúng, bạn có thể mua về rửa sạch rồi cho vào nồi nước khoảng 1,5 lít rồi đun sôi để ấm rồi dùng nước đó để lau bàn thờ. Cũng có thể ra chợ mua 1 gói thảo dược với giá khoảng vài chục nghìn đồng để về lau dọn bàn thờ.

Nên lau bài vị trước khi dọn bát hương. Tránh việc rút chân hương và đổ hết tro ra ngoài, nên dùng thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi rửa sạch bát hương. 

4. Quy tắc lau dọn

Theo lời khuyên của các nhà chuyên gia >tâm linh, gia chủ nên nhớ phải lau dọn bàn thờ từ cao đến thấp. Đồng thời, khi lau các bức tượng nên dùng khăn mềm để tránh làm hỏng như bay màu sơn hay xước. Không nên sử dụng rượu, hóa chất hay cồn để lau tượng đồng nếu không tướng sẽ bị ô xi hóa và bị xỉn màu.

Khi lau bát hương, bài vị phải lấy tay giữ cố định, không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, nước hoa, ngũ vị hương, phun rượu pha gừng giã nhỏ… lau cho sạch. Không để trong quá trình lau dọn bát hương hay bức tượng bị xê dịch.

Tiếp đến, gia chủ sẽ thực hiện việc tỉa chân hương (chân nhang) như sau:

Đầu tiên, trải giấy sạch ra sẵn, sau đó từ từ nhổ chân hương từng ít một để ra giấy. Khi lau dọn bàn thờ nên tránh việc bát hương bị di chuyển. Tay nhổ chân hương, tay còn lại phải giữ chặt bát hương để trách xê dịch, đổ vỡ.

 

Sau khi nhổ chân hương xong, gia chủ hãy dùng thìa sạch xúc bớt tàn hương quá đầy trong lư hương ra và nén lại gọn gàng.

Nên nhớ rằng, việc lau dọn phải nghiêm túc và thành tâm. Sau đó cuối cùng, gia chủ hãy thắp 3 nén hương và mời tổ tiên cùng thần linh về quy tụ sau khi đã dọn dẹp sạch sẽ xong.

Những việc nên tránh khi lau dọn bàn thờ

Tránh không làm đổ vỡ đồ thờ. Đồ thờ cúng trên ban thờ là vật linh thiêng, trang trọng nên bạn cần hết sức cẩn trọng khi dọn dẹp bàn thờ.

Bát hương cuối năm sẽ đầy chân hương cần bỏ bớt để có chỗ cắm hương mới. Lúc này, bạn nên rút chân hương ra khỏi bát để lại 5 chân hương cũ. Chân hương cũng cần đốt thành tro trước khi thả xuống sông, suối, ao, hồ, tránh nơi uế tạp.

Tổng hợp theo: Phong thủy Việt Nam, phong thủy học.

Theo N.Anh/Tổ Quốc