Sau khi dùng cam, cá hoặc đậu nành đừng vội bỏ đi mà hãy dùng chúng để tưới cây, cây nhà bạn sẽ xanh tươi hơn rất nhiều đó!

Ngụy Khinh Ngữ (t/h) 00:00 13/07/2023

Những vật bỏ đi có thể dùng để tưới cây

Vỏ cam, vỏ bưởi và các loại vỏ trái cây khác

Mùa thu đông là lúc cam, bưởi chín nhiều. Với vỏ cam, vỏ bưởi nhiều người thích chế biến thành món mứt vỏ cam, mứt vỏ bưởi, chè bưởi,…

Bên cạnh đó, bạn có thể chế biến vỏ trái cây thành một loại phân bón hữu cơ để dùng cho cây trồng. Trước tiên, bạn cần thu thập nhiều vỏ trái cây tươi và chuẩn bị vỏ chai nhựa để đựng.

Tiếp đến, dùng kéo hoặc dao cắt nhỏ vỏ trái cây rồi cho vào chai nhựa sạch, mỗi lớp vỏ trái cây lại rắc một thì đường nâu lên. Lặp lại như vậy cho tới khi hết vỏ trái cây. Bạn lưu ý không nên cho vào quá đầy, chỉ khoảng 50% chai là được.

Ảnh minh họa: Internet

Bạn để như vậy khoảng 8 tiếng rồi cho nước sạch vào chai nhựa, không nên đổ quá đầy, chỉ khoảng 80% chai là được. Vặn nắp lại rồi đặt chai nhựa ở nơi có nhiều ánh sáng như ban công, bậu cửa sổ, sân nhà.

Tới khi vỏ trái cây phân hủy hết, bạn mở nắp ra và sử dụng. Bạn lấy nước này pha loãng với nước theo tỉ lệ 1:2 để >tưới cây. Vỏ trái cây chứa nhiều chất >dinh dưỡng cần thiết, giúp đất tơi xốp, cành lá phát triển sum suê, tươi tốt.

Ruột cá, vảy cá

Vảy cá và ruột cá thường bị coi là rác. Nhưng nếu bạn đang trồng hoa thì đừng bỏ lỡ kho báu này. Bạn cho ruột cá, vảy cá vào chai sạch hoặc hộp sạch, đổ một lượng nước thích hợp vào để làm ngập ruột cá, vảy cá. Tới khi chai đầy 80% là được. Bạn đậy nắp lại và đặt ở nơi vừa đủ ánh sáng để lên men.

Trong quá trình lên men, mỗi tuần nên mở nắp một lần để xì bớt khí bên trong. Thường thì quá trình này sẽ kéo dài 2-3 tháng.

Ảnh minh họa: Internet

Khi dùng phân bón này bạn có thể đào vài hố nhỏ xung quanh cây trồng, đổ nước vảy cá, ruột cá lên men vào đó để rễ cây từ từ hấp thụ và đưa các chất dinh dưỡng đi nuôi cây trồng.

Bạn lưu ý ngay cả sau khi lên men, vảy cá và ruột cá vẫn tỏa ra mùi hôi thối khó chịu nên cần phủ lên trên cùng một lớp đất sau khi nước của vảy cá và ruột cá đã ngấm vào đất để tránh ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của con người.

Nước đậu nành lên men

Trong nước đậu nành có chứa một lượng lớn protein và dầu thực vật. Sau khi những thứ này lên mên và phân hủy, chúng sẽ được chuyển hóa thành phân bón cây cảnh tổng hợp có chứa nito, phốt pho và kali. 

Đặc biệt, thích hợp cho sự phát triển của cây cảnh, có vai trò mấu chốt trong việc thúc đẩy sự phát triển của cây cảnh. Có thể làm cho một số cây cảnh trong chậu nở rộ và ra nhiều lộc, lá, hoa như: cây cảnh trầu bà, cây cảnh dây nhện, cây cảnh lan hổ, cây cảnh phát tài, cây cảnh trường thọ, cây cảnh lan quân tử, cây cảnh lan càng cua, cây cảnh hoa hồng.... 

Lấy một lượng đậu nành vừa đủ đem ngâm nước trước khoảng một đêm, Khi thấy hạt đậu nành đã uống đủ nước và có màu sáng, nở to thì bạn có thể cho vào nồi và nấu chúng lên. Nói chung bạn chỉ cần nấu khoảng 30 phút, để nguội và đặt chúng sang một bên.

Ảnh minh họa: Internet

Tiếp theo bạn tìm một chai nhựa hoặc tìm vật chứa tùy thuộc vào việc làm nước đầu nành ít hay nhiều. Hãy cho đậu nành đã luộc chín và nước đậu nành đã luộc ở trên vào chai nhựa hoặc vật chứa rồi cho một lượng vỏ cam vào. Sau đó đặt loại nước này ở thoáng mát, thông gió và để lên men. Nói chung, loại nước thần tưới cây cảnh này có thể để được trong khoảng 3 tháng.

Phân bón cây cảnh do nấm đậu nành tạo ra có mùi rất đặc biệt, nhiều người không dám sử dụng, vì vậy bạn có thể cho thêm một ít vỏ cam vào để không những giảm mùi hôi mà còn tăng gấp đôi hiệu quả phân bón, đó là có lợi cho sự phát triển của cây cảnh.

Những lưu ý khi trồng cây trong nhà

Nước

Yếu tố quan trọng không thể thiếu khi trồng cây đó là nước, phải đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cây. Tùy vào loại cây và thời tiết bạn có thể tưới từ 1-2 lần/ngày. Lưu ý, với những loại cây cần ít nước bạn nên hạn chế tưới quá nhiều để tránh cây bị úng, thối rễ… Do cây trồng trong nhà nên có thể dùng bình phun để xịt tưới cây sẽ đảm bảo lượng nước không quá nhiều.

Dinh dưỡng

Cũng như những loại cây trồng ngoài trời, cây xanh trồng trong nhà cũng cần bổ sung chất dinh dưỡng thường xuyên để cây phát triển tốt. Tùy vào giai đoạn sinh trưởng và tình trạng của cây mà bạn có thể lựa chọn những loại phân bón và liều lượng phù hợp. Nên hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu vì sẽ ảnh hưởng đến >sức khỏe của những người sống trong nhà.

Ảnh minh họa: Internet

Cắt tỉa cành

Khi chăm sóc cây xanh trồng trong nhà, bạn cũng nên lưu ý phải cắt tỉa cành thường xuyên, loại bỏ những cành lá bị sâu, bệnh, khô... Đặc biệt, đối với cây trồng trong chậu bạn cần phải xén bớt rễ cây, đối với những cây thân lớn, rễ phát triển mạnh có thể làm nứt, vỡ chậu nếu cây phát triển vượt trội.

Song song đó bạn phải cắt cành, tỉa bớt lá giúp cây được sạch sẽ, thanh thoát, tránh sâu bọ trú ngụ. Những cành lá già bị loại bỏ sẽ giúp cành lá non phát triển.

Ngụy Khinh Ngữ (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe