Theo quy định, cá nhân ủy quyền chết là một trong những trường hợp dẫn tới chấm dứt quan hệ ủy quyền nhà đất.
Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015 thì >di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Còn hợp đồng ủy quyền được quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015, theo đó “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Điều 563 Bộ luật Dân sự quy định: Thời hạn ủy quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 1 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Cũng theo Bộ luật Dân sự hiện hành thì Hợp đồng uỷ quyền chấm dứt trong các trường hợp:
1. Hợp đồng uỷ quyền hết hạn
2. Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành
3. Bên uỷ quyền, bên được uỷ quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 588 của Bộ luật Dân sự.
4. Bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
Như vậy, cha mẹ có thể >ủy quyền sử dụng đất cho con cái tuy nhiên giấy ủy quyền này không phải là di chúc và quan hệ ủy quyền sẽ chấm dứt khi người ủy quyền chết. Do đó, nếu không để lại di chúc thì khi cha mẹ chết đi tài sản sẽ được chia theo pháp luật cho những đồng thừa kế.
Di sản thừa kế này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất theo Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.