Các chuyên gia chỉ ra những bất cập trong cân đối cung – cầu trong phân khúc nhà ở giá rẻ khi phân khúc này thiếu trầm trọng dù nhu cầu rất lớn
5 vấn đề tồn tại
Chia sẻ tại Hội thảo Thị trường căn hộ bình dân: Cầu nhiều-cung ít, vì sao?, Tiến sĩ Cấn Văn Lực – chuyên gia kinh tế cho rằng, về cơ chế chính sách, hiện nay câu chuyện quỹ đất có nhiều ý kiến, đang có vướng mắc mà doanh nghiệp khi gặp phải rất khó khăn triển khai dự án.
Nhà giá thấp, thị trường nhà giá thấp đang được chú ý của các bên hữu quan: Nhà nước - doanh nghiệp – người dân- xã hội và thị trường. Đối tượng sử dụng nhà ở giá thấp rất đông đảo nhưng cung về nhà giá thấp còn rất hạn chế. Có rất nhiều nguyên nhân khiến sự phát triển của nhà giá thấp và thị trường nhà giá thấp như chính sách không xây nhà diện tích nhỏ; quỹ đất 20% hạn chế; tín dụng ngân hàng ít và điều kiện khó khăn…
Ông Lực cũng chỉ ra 5 vấn đề tồn tại lớn hiện nay. Vấn đề thứ nhất là vấn đề khó khăn trong quỹ đất với doanh nghiệp >bất động sản là đất đai “không sạch”, khi đó gặp vấn đề kiện tụng pháp lý sẽ không thực hiện được.
Vấn đề thứ 2 là việc dành 20% quỹ đất để làm những vấn đề liên quan đến không gian, kiến trúc, không gian sinh hoạt chung… của các dự án nhà ở giá thấp, ông Lực băn khoăn về việc thực hiện này có chấp hành đúng quy định hay đang buông lỏng.
Vấn đề thứ 3 được tiến sĩ Lực chia sẻ đó là Chính phủ nên tạo cơ chế cho phép đổi đất lấy hạ tầng, nhưng không đồng bộ. Ông Lực thẳng thắn, một số nơi làm rất tốt, nhưng có nơi thực hiện chưa được tốt.
Vấn đề thứ 4, tiến sỹ Cấn Văn Lực bày tỏ sự lo lắng đó là về quy hoạch. Ông Lực dẫn chứng, tại TP.Hà Nội, một số khu đô thị như Linh Đàm trước đây người dân sống rất thoải mái, phù hợp, tuy nhiên gần đây đã quá tải, quy hoạch không được thực hiện đúng. Ông Lực bày tỏ mong muốn Chính phủ quan tâm hơn về thuế, phải có cơ chế rất tốt cho doanh nghiệp để họ thực hiện dự án.
Vấn đề thứ 5 theo tiến sĩ Lực cần phải quan tâm, đó là phải cập nhật chiến lược phát triển nhà ở.
Vị chuyên gia mong Chính phủ thành lập quỹ tiết kiệm nhà ở, quỹ tín thác bất động sản. Với nhà ở bình dân, chắc chắn nhà nước phải vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa thì vấn đề sẽ được giải quyết. “Chính phủ phải giám sát thực hiện, đặc biệt giám sát chất lượng công trình. Đa số các dự án chung cư của chúng ta tại Hà Nội chưa đạt yêu cầu về phòng cháy chữa cháy”, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực chia sẻ.
Khó có nhà khi.....
Theo tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính – Ngân hàng chia sẻ, ông không đồng ý quan kiểm nhà nước không nên hỗ trợ lãi suất đối với dự án nhà ở giá thấp. khả năng người ở Việt Nam mua nhà thu nhập thấp mà không được hỗ trợ lãi suất sẽ khiến tình hình trở nên khó khăn.
“GDP bình quân của người Việt Nam mỗi năm là 2540 USD. So với Mỹ, bình quân của họ là 60 nghìn USD, bên đó họ cho vay với lãi suất 30 năm, cố định 5%. Trong khi ở Việt Nam chúng ta, ở các ngân hàng thương mại, 1 người mua 1 căn hộ hơn 1 tỷ, vay ngân hàng 70%, tháng đầu trả gốc khoảng 3 triệu 3, lãi 7 triệu, tổng tháng đầu phải trả 10,4 triệu. Với một gia đình hai vợ chồng đi làm, có lẽ phải có thu nhập đem về sau thế ít nhất gấp đôi. Bao nhiêu người ở TP.Hà Nội có thu nhập 20 triệu?", ông Hiếu chia sẻ.
Nói về vốn, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nhận định thị trường vốn của Việt Nam quá èo uột. Theo ông Hiếu, chúng ta phải dựa vào những nguồn vốn của quỹ hưu trí, nhà đầu tư, hãng bảo hiểm, nguồn vốn dài hạn, trái phiếu chính phủ… Nếu các ngân hàng chỉ dựa vào nguồn vốn như hiện tại là rủi ro cho ngân hàng, cho tài chính, cho nền kinh tế Việt Nam.
Sau khi những ý kiến trao đổi, về phía Ngân hàng Nhà nước, bà Phạm Thị Vân Anh, Phó trưởng phòng Tín dụng Công nghiệp và xây dựng - Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết, nguồn vốn là một trong những khó khăn trong điều tiết với các dự án trong phân khúc nhà giá thấp. "Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, chính sách phát triển; đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các chương trình chính sách như gói 30 nghìn tỷ, chính sách cho vay nhà ở xã hội để thúc đẩy sự phát triển của phân khúc này", bà Vân chia sẻ.
“Hiện nay khó khăn vướng mắc nhất là ngân sách nhà nước chưa bố trí được nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng xã hội” – bà Vân Anh nói.