Hết 4 tháng năm 2019, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đổ vào Việt Nam gần 14,6 tỷ USD, trong đó bất động sản đứng vị trí thứ 2 sau công nghiệp chế biến.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt gần 10,5 tỷ USD, chiếm gần 72% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Trong đó, lĩnh vực hoạt động kinh doanh >bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,1 tỷ USD, chiếm 7,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 742,7 triệu USD, chiếm 5% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Cụ thể, Hà Nội là nơi lượng vốn ngoại đổ vào nhiều nhất với 4,47 tỷ USD, đứng thứ 2 là TP.HCM với 2,37 tỷ USD, Bình Dương đứng thứ 3 với số vốn hơn 1 tỷ USD.
Ba địa phương này chiếm hơn 50% tổng lượng vốn ngoại đổ vào Việt Nam trong thời gian qua.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, đối tác đầu tư, hiện cả nước có 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 4,7 tỷ USD, chiếm 32,5% tổng vốn đầu tưHàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,98 USD, chiếm 13,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,87 tỷ USD, chiếm 12,8% tổng vốn đầu tư.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, mặc dù số vốn cấp mới, tăng thêm cao song vốn thực hiện, giải ngân của các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Việt Nam khá chậm.
Tính từ đầu năm đến thời điểm 20.4, cả nước mới giải ngân được hơn 5,7 tỷ USD, chỉ tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước, chỉ chiếm gần 40% so với tổng lượng vốn cấp mới, tăng thêm. Như vậy, hơn 60% lượng vốn FDI đầu tư mới vào Việt Nam vẫn chỉ nằm trên giấy.
Năm 2018, lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam thu hút hơn 6,6 tỷ USD vốn của nhà đầu tư nước ngoài, chiếm hơn 18% tổng lượng vốn đăng ký.
Các đại >dự án bất động sản của nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Indonesia vẫn dẫn đầu trong các phân khúc bất động sản tại Việt Nam.
Thời gian qua, bất động sản Việt luốn đón nhận các dự án, đại dự án lớn ở lĩnh vực bán lẻ, văn phòng, căn hộ cao cấp như Lotte, Chamvit, Keangnam, Ciputra… Tuy nhiên, bên cạnh các ông lớn, khá nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư bất động vừa và nhỏ vào Việt Nam mua bán các dự án, đăng ký lập dự án nhưng chỉ có lượng vốn nhỏ mang từ nước ngoài vào.
Không ít nhà đầu tư thực hiện hợp tác, liên danh với các ngân hàng, tổ chức trung gian tài chính trong nước để vay tiền của ngân hàng, tổ chức tín dụng Việt Nam để triển khai các dự án đầu tư, lấy vốn Việt để triển khai các dự án Việt Nam, điều này nảy sinh hệ quả một số dự án thua lỗ, nhà đầu tư nước ngoài bỏ của chạy lấy người về hệ quả là doanh nghiệp Việt, ngân hàng Việt phải xử lý nợ xấu.
Tuy nhiên, một trong các dự án bất động sản có vốn đình đám là Thành phố thông minh tại Đông Anh, Hà Nội của Tập đoàn Sumitomo Corporatio (Nhật Bản) với Tập đoàn BRG của Việt Nam hiện nay vẫn chưa khởi công.