Đặc biệt hơn, một số loại cây trồng phong thủy trong nhà còn đem may mắn, sức khỏe dồi dào cho gia chủ.

Minh Anh (t/h) 07:25 08/07/2024

Cây Kim tiền

Cây Kim tiền được biết đến là một trong những loài cây cảnh được nhiều gia đình yêu thích và lựa chọn làm cây trang trí trong nhà. Ưu điểm nổi bật của cây Kim tiền là ưa bóng râm, có sức sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường thiếu ánh sáng mặt trời.

Cây Kim tiền trồng trong nhà cho lá màu xanh mướt. Các lá mọc đối diện nhau trên cùng một cành lá dài từ dưới gốc mọc lên trông rất bắt mắt. Đây cũng là một trong những loài cây phong thủy mang đến may mắn, tiền tài, phú quý và thịnh vượng cho gia chủ. Cây Kim tiền thường được mọi người đặt tại phòng khách hoặc nơi chính diện của căn nhà.

Cây Lưỡi hổ

Cây Lưỡi hổ được mệnh danh là loại cây dành cho phòng ngủ, vì có khả năng sản sinh ra khí O2 giúp thanh lọc không khí cho gia đình vào ban đêm. Đây là khả năng không phải loại cây nào cũng có được, vì ban đêm hầu hết thực vật cây cối đều thực hiện quá trình hấp thụ O2 và thải ra CO2. Cây Lưỡi hổ không cần quá nhiều nước và ánh sáng nên phù hợp đặt ở nhiều góc trong ngôi nhà. Kiểu lá đơn, cứng của loại cây này còn tượng trưng cho sự mạnh mẽ, rất đẹp khi dùng trong trang trí.


Cây Lưỡi hổ không cần quá nhiều nước và ánh sáng nên phù hợp đặt ở nhiều góc trong ngôi nhà - Ảnh minh họa: Internet

Cây Kim ngân

Cây Kim ngân cũng là một trong những loại cây xanh trồng trong nhà được nhiều gia đình lựa chọn trang trí cho không gian nội thất thêm xanh mát hơn.

Cây Kim ngân có hình dáng vững chắc với thân gốc gỗ như cột trụ, tượng trưng cho gia đình. Lá của cây Kim ngân dạng 5 cánh sao vươn ra như chiếc ô. Nhiều gia đình lựa chọn cây Kim ngân trồng trong nhà vì mang lại may mắn, tài lộc và sự bền vững cho gia chủ.
Cây Tuyết tùng

Cây Tuyết tùng hay còn gọi là cây bách Nhật Bản là loại cây bonsai cỡ nhỏ thường được chọn để trang trí trong nhà. Tại Nhật Bản, cây Tuyết tùng được xem là loài cây vô cùng thiêng liêng. Người ta tin rằng, các linh hồn của những vị thần và người đã mất đều sống ở bên trong cây.


Cây Tuyết tùng có khả năng lọc không khí, mang đến không gian tươi mát và cung cấp độ ẩm - Ảnh minh họa: Internet

Về công dụng, cây Tuyết tùng có khả năng lọc không khí, mang đến không gian tươi mát và cung cấp độ ẩm, loại bỏ bụi bẩn rất tốt. Thậm chí, loại cây này còn giảm bớt triệu chứng đau đầu hay đau nửa đầu. Tuyết tùng thường phải được trồng ở nơi có bóng mát và tưới nước thường xuyên.

Cây Lan Ý

Cây Lan Ý tại Việt Nam còn được gọi là cây huệ Hòa bình, Bạch môn hoặc Vĩ hoa trắng. Đây loại cây mang ý nghĩa tượng trưng cho “niềm hạnh phúc của phụ nữ”. Có nghĩa là nếu trồng loại cây này thì tình yêu và hạnh phúc sẽ tràn ngập khắp căn nhà của bạn. Hơn thế nữa, cây Lan Ý còn có khả năng hút ẩm và cân bằng không khí, tiêu diệt các tế bào nấm mốc ẩn nấp trong nhà.


Cây Lan Ý còn có khả năng hút ẩm và cân bằng không khí - Ảnh minh họa: Internet

Cây dây nhện

Cây dây nhện được biết đến là có khả năng quang hợp dưới ánh sáng tối thiểu. Loại cây này hấp thụ nhanh các chất độc từ không khí như Formaldehyde, Carbon monoxide, xăng và Styrene. Ngoài ra, cây còn có khả năng chuyển hóa các chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành amino acid và đường. Một chậu cây dây nhện nhỏ là đủ để lọc sạch không khí trong không gian 200m2.

Cây Thường xuân

Đây là loại cây được các nhà khoa học đưa vào danh sách những “bộ máy” lọc không khí tốt nhất. Cây Thường xuân rất hiệu quả trong việc làm mát không gian và làm sạch không khí. Ưu điểm của cây Thường xuân là rất dễ trồng và không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc. Sự mềm mại và mảnh mai của cây Thường xuân rất phù hợp để trang trí trong nhà. Bạn có thể trồng cây Thường xuân trong các chậu treo bên hàng rào hoặc ở khu vực cầu thang, góp phần làm cho ngôi nhà thêm xanh tươi và mềm mại hơn.


Cây Thường xuân rất hiệu quả trong việc làm mát không gian và làm sạch không khí - Ảnh minh họa: Internet

Cây Dương xỉ

Cây Dương xỉ được xem như là một chiếc máy lọc không khí hiệu quả nhất. Một số nghiên cứu cho thấy rằng cây Dương xỉ có khả năng kim loại các chất độc hại như thủy ngân và asen.

Minh Anh (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe