Trẻ 2 tuổi là bắt đầu bước vào thời kỳ nổi loạn, chắc chắn rằng rất nhiều bà mẹ trẻ đang trải qua giai đoạn thử thách này sẽ nghĩ rằng: Những thiên thần nhỏ đáng yêu như một tờ giấy trắng, tại sao lại có quá nhiều hành vi khiến người khác giận dữ như vậy?
Dưới đây các chuyên gia đã phân tích về những hành vi của trẻ ở tuổi lên 2, giúp các bậc cha mẹ cách giải quyết với những hành vi ngang bướng của trẻ.
1. Hành vi "thiếu văn minh" khi ăn
Có một số chuyên gia về chăm sóc trẻ cho biết: muốn nhận biết cách giáo dục của một người chỉ cần thông qua một bữa ăn. Trong bữa ăn, từ sự quan sát có thể biết được sự tu dưỡng và tố chất của người đối diện, đây là điều không thể phủ nhận, nhưng đứa trẻ 2 tuổi không thể chú ý đến điều này. Bởi đây là giai đoạn đứa trẻ rất thích tự mình làm, tự mình ăn theo ý của chúng. Hầu hết trẻ em trong giai đoạn tự mình ăn cơm, không chỉ dùng tay nắm đồ ăn và ném chúng đi khắp nơi, đôi khi trẻ còn úp bát trên đầu là điều thường thấy.
Điều đáng sợ nhất là khi bố mẹ phát hiện, cố gắng uốn nắn trẻ để cải thiện vấn đề này, nhưng đứa trẻ sẽ không nghe lời, đôi khi còn sử dụng một số hành động để phản kháng như ném bát, ném thìa… hành vi này sẽ khiến cha mẹ tức giận hơn.
2. Thói quen đánh người
Đứa trẻ Tiểu Tịnh năm nay 2 tuổi, nhiều người ở gần nhà gọi cậu bé là "Bá Vương", bởi chỉ cần có gì đó không hài lòng là cậu sẽ đánh người, có khi thậm chí vô duyên vô cớ cũng đến trước mặt người khác đánh 1 cái, Tiểu Tịnh bị cha mẹ quở mắng về vấn đề này rất nhiều lần. Mặc dù có một số bà mẹ an ủi Tiểu Tịnh, nói rằng trẻ ở giai đoạn này đều sẽ có những hành vi như vậy, điều này được coi là lời chào thân thiện, nhưng không phải tất cả người lớn đều vì lời nói này mà tha thứ cho những hành vi ngang ngược của trẻ. Do đó, giai đoạn trẻ 2 tuổi nổi loạn và động chân động tay đánh người khiến cho cha mẹ vô cùng đau đầu.
3. Khả năng "phá hoại" rất mạnh mẽ
Chúng ta thường nghe một số bà mẹ nói chuyên với nhau, những đứa trẻ 2, 3 tuổi vô cùng thích ném đồ chơi một cách tùy tiện, chỉ cần một lúc không nhìn thấy đồ chơi thì tất cả các ngăn kéo, hộp, đều được mở ra. Một căn phòng bừa bộn, lý do khiến các bà mẹ tức giận chính là hành vi này cuối cùng làm tăng thêm khối lượng công việc của họ. Trong quá trình này, bất luận bạn đã nói với đứa đẻ bao nhiêu lần là không được vứt đồ đạc bừa bãi như vậy, nhưng vẫn không thể cải thiện được tình trạng này.
Do đó, nếu bạn phát hiện đứa trẻ của mình có một trong 3 tình huống trên, có thể nói rằng, đứa trẻ đã mở ra thời kỳ nổi loạn đầu tiên trong cuộc đời.
Làm thế nào để cha mẹ đối mặt với giai đoạn nổi loạn của trẻ lên hai?
1. Đừng kiềm chế quá mức hành vi của con bạn
Nhiều bà mẹ luôn cấm đoán con như: không được chạy, không được xem ti vi, không được lấy thứ này thứ kia… Trong con mắt của người lớn, đứa trẻ còn quá nhỏ, rất nhiều việc hoàn toàn không được làm mới là an toàn nhất. Tuy nhiên câu "không được" đã thúc đẩy việc tạo ra các yếu tố nổi loạn bên trong của đứa trẻ. Bình thường cha mẹ không nên quá hạn chế các hành vi của trẻ, khiến trẻ có thể làm những điều mình muốn, tự nhiên nó sẽ không nhạy cảm với các mệnh lệnh do người lớn ban hành.
2. Hỏi con tại sao
Khi trẻ vô cớ ném đồ chơi hoặc đánh bạn, cha mẹ có thể ôm trẻ và hỏi tại sao trẻ làm như vậy? Có lẽ nhiều vấn đề nhỏ giữa đứa trẻ và người lớn không thể phát hiện ra được. Do vậy, trong trường hợp này đổ trách nhiệm cho đứa trẻ khiến trẻ càng khó chịu và có hành vi dữ dội hơn. Bình thường cha mẹ nên hỏi tại sao, lắng nghe những gì trẻ nói, tôn trọng trẻ, điều này thực sự giúp cha mẹ cảm nhận được suy nghĩ của trẻ trong giai đoạn này.
Khi trẻ 2 tuổi và đang trong giai đoạn tò mò muốn khám phá, thời điểm này trẻ bắt chước vô cùng tốt, đây chính là phương pháp học tập của trẻ. Do đó, nếu những hoạt động này không gây nguy hiểm thì cha mẹ có thể cho con tự khám phá, xảy ra vấn đề ngoài ý muốn cần phải bên cạnh và an ủi trẻ, cùng trẻ giải quyết vấn đề… Chỉ cần làm được những việc trên, cha mẹ sẽ thấy có con thật là một điều tuyệt diệu.