Tất cả chúng ta đều muốn điều tốt nhất cho con mình và hầu hết ai cũng muốn con cái của mình trở thành những người biết, đồng cảm, chia sẻ và là con người tốt bụng. Vì vậy, làm thế nào để chúng ta giúp trẻ lớn lên để trở thành thế hệ tốt đẹp của tương lai?
Dẫn dắt bằng ví dụ
Hãy tử tế với người khác. Đối xử với nhau bằng sự tôn trọng. Thể hiện đạo đức và giá trị mạnh mẽ. Tôn vinh sự khác biệt trong mỗi cá nhân. Hãy là một tấm gương tốt. Bạn chính là giáo viên vĩ đại nhất của bé, và hành động luôn mạnh hơn lời nói.
Dạy trẻ sự hào phóng
Có những bài học quý giá để học hỏi từ tình nguyện, hỗ trợ thiện nguyện tại địa phương, tham dự nhà thờ hoặc quyên góp vật phẩm. Khi trẻ nhìn thấy và được tham gia vào một bức tranh tổng thể tốt đẹp chúng sẽ học được ý thức trách nhiệm và củng cố các giá trị tốt. Quyền lợi không phải là không gian của một lòng trắc ẩn, cho đi mới là một trái tim đẹp.
Hành động với tình yêu
Chỉ cho trẻ thấy lòng trắc ẩn. Hãy nhẹ nhàng khi người khác phạm sai lầm. Thực hành tha thứ. Mỗi khi bạn đáp ứng nhu cầu chính đáng của con bạn bằng tình yêu, trẻ sẽ biết có ai đó luôn ở bên để chăm sóc bé ngay cả khi bé đang gặp khó khăn. Trẻ sẽ học được cách tin tưởng người khác và họ không đơn độc. Một đứa trẻ cảm thấy tự tin về con người của mình sẽ thể hiện lòng tốt đối với người khác.
Thực hành yêu thương bản thân
Dạy trẻ cách yêu bản thân bằng cách cho họ thấy rằng bạn yêu chính con người bạn. Và điều đó có nghĩa phải làm tất những gì để trở thành một phụ huynh hạnh phúc. Chăm sóc bản thân đồng nghĩa với mối quan hệ tốt hơn với con cái và bạn hạnh phúc hơn.
Hãy cụ thể về lời khen
Lời khen là chân thành được chứng minh là làm tăng động lực cho trẻ em. Với tư cách là cha mẹ, bạn nên tận hưởng và chia sẻ những thành công của trẻ và đó là những gì chúng ta nên làm, hãy tập trung vào cảm xúc của họ (và cảm xúc của bạn) với niềm vui chân thật nhất.
Ôm tích cực
Ngoài khen ngợi và khuyến khích trẻ giúp đỡ mọi người, các bậc phụ huynh nên thường xuyên có một cái ôm tích cực đối với trẻ. Điều này bổ sung tinh thần và truyền cảm hứng cho trẻ để kết nối và hợp tác.
Nhà tâm lý học và người sáng lập của Peaceful Mama Coaching. Tiến sĩ Azine Neiman cho biết: Cảm xúc của trẻ đang phát triển với những bước nhảy vọt. Hãy khuyến khích bé biểu lộ cảm xúc và chia sẻ những cảm xúc này cùng bé.
Cho phép trẻ thấy bạn là một con người không hoàn hảo
Cho trẻ thấy đôi khi bạn cũng có những sai lầm hay thiếu sót và đó không phải là điều gì quá đau khổ. Hãy giải thích một cách dễ hiểu cho trẻ biết và đó chính là cơ hội để phát triển và hoàn thiện bản thân.