Chắc hẳn mỗi lần con cất tiếng khóc là các mẹ lại rất lo lắng vì không biết con bị làm sao. Tuy vậy cha mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao con gào khóc, bởi đôi lúc tiếng khóc của trẻ còn có nhiều “thông điệp” nữa đằng sau.
Tiếng khóc là phương thức giao tiếp biểu đạt cảm xúc cơ bản của trẻ sơ sinh - đây cũng là dấu hiệu cho thấy >sức khỏe của bé rất tốt.
Khi ra khỏi bụng mẹ, tiếng khóc đầu tiên giúp đưa luồng không khí từ bên ngoài vào phổi - làm phổi nở ra, tức là trẻ có thể tự thở mà không cần thở qua dây rốn nữa. Việc này cũng giúp loại bỏ các chất dịch còn đọng lại trong phổi và mũi của trẻ.
Thế nhưng nếu trẻ không khóc ngay thì sao? Có thể trẻ bị hội chứng hít nước ối phân su do phân su đi vào đường thở và phổi khiến trẻ không thở được. Tuy vậy nếu được can thiệp ngay kịp thời thì các bé sẽ không sao cả. Đây là những lí do khác vì sao khóc tốt cho con.
1. Giúp giao tiếp
Khóc là cách con "nhắc" bạn kiểm tra tình trạng của con. Mỗi khi con khóc, hãy lắng nghe và quan sát hành vi của con, ngôn ngữ cơ thể cũng như biểu cảm gương mặt. Dần dần theo thời gian bạn sẽ có thể phân biệt được mỗi tiếng khóc lại tương ứng với một nhu cầu khác nhau của trẻ và xử trí sao cho phù hợp. Ví dụ, khi bé đói, con sẽ khóc to và dài cùng với đó là mút ngón tay.
2. Tăng cường sức khỏe tinh thần
Con sẽ cảm thấy an toàn khi mỗi lúc khóc lại được bố mẹ thỏa mãn các nhu cầu. Ôm con vào lòng, trấn an con bằng giọng nói, bằng nhịp tim, mùi cơ thể mà đu đưa nhẹ nhàng. Lơ đãng hay phớt lờ tiếng khóc của con trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và tình cảm của trẻ. Khi trẻ lớn lên, con sẽ nghĩ chuyện dồn nén cảm xúc không vui là bình thường, điều này ảnh hưởng đến >đời sống tinh thần. Trẻ sơ sinh khóc lâu cũng có nguy cơ sản sinh hooc môn gây stress là cortisol và các hooc môn tăng trưởng thấp. Điều này làm cản trở khả năng phát triển tế bào não bộ, kìm hãm tăng trưởng cũng như làm yếu hệ miễn dịch. Do vậy, trẻ có thể tìm kiếm cảm giác an toàn thông qua mút ngón tay hoặc hình thành thói quen gắn bó với chăn hoặc thú bông để dồn nén cảm xúc không vui của mình.
3. Giãn cơ
Miễn là trẻ không khóc vì khó chịu, thì tiếng khóc thông thường từ 5 đến 20 phút là dài nhất - đó chính là bài tập cho phổi, giúp giãn tay, chân, và cơ bụng.
4. Giúp giảm căng thẳng
Giống như người lớn, trẻ cũng cần một "kênh" để giải tỏa cảm xúc. Ôm con đầy âu yếm và để con khóc cho đến khi con giải phóng hết các cảm xúc căng thẳng đi. Điều này làm trẻ thư giãn và giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Phân tích tiếng khóc của trẻ
Mệt: Tiếng khóc kéo dài - khuôn mặt của trẻ trông hơi giống như đang ngáp, và nếu trẻ mệt thì trẻ sẽ dụi mắt nữa. Tiếng khóc bắt đầu chậm rãi và nhẹ, rồi dần tăng lên về mức độ.
Mệt và muốn được quan tâm: Tiếng khóc mềm nhẹ, ngắt quãng. Tiếng khóc ngừng khi bạn trò chuyện với con hoặc xoa bụng cho con.
Bé bị chướng bụng, đầy hơi: Khi bé bị đau bụng, bé sẽ khóc to, kéo dài và âm độ cao khi mặt biến đỏ, tay nắm chặt, chân co lên bụng. Nếu bé bị đau lưng và khóc, nôn trớ không ngừng thì là dấu hiệu con bị trào ngược, tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
Đau hoặc không thoải mái: Tiếng khóc để giải tỏa căng thẳng và thu hút sự chú ý. Bé có thể ngừng lại và đột nhiên khóc to lên. Kiểm tra xem bỉm có bị ướt không hay là bé bị nóng quá hay lạnh quá.
Cảm thấy không khỏe: Tiếng khóc mềm nhẹ và yếu ớt. Thông thường, bé muốn được bế liên tục.
6 cách để dỗ bé nín khóc
Thử tiếng ồn trắng
Một âm thanh như tiếng thác nước hoặc tiếng xả nước máy giặt sẽ làm bé yên tĩnh hơn vì nó bắt chước những âm thanh mà bé nghe thấy trong bụng mẹ. Bạn cũng có thể nói suỵt suỵt vào tai bé.
Kiểm tra quần áo trẻ
Trẻ có thể cảm thấy không thoải mái do quần áo đang mặc. Kiểm tra xem mác quần áo có chọc vào người trẻ không, hay là khuy áo chọc vào người.
Bú tay
Cho trẻ cầm một số thứ để mút như miếng ngậm, ngón tay hoặc cho bú.
Di chuyển
Cho bé nằm trong nôi. Đu nhẹ nhàng, xoa lưng bé. Cho bé nằm trong xe đẩy và đẩy ra ngoài chơi.
Tắm nước ấm
Giúp bé thư giãn. Thêm nữa, làm tăng mức melatonin giúp bé bình tĩnh và ngủ ngon hơn.
Mát xa cho bé
Để bé nằm úp trên đùi bạn. Xoa nhẹ lưng để hơi thoát ra. Xoa nhẹ chân, lưng, tay, ngực và mặt.