Có nhiều phương pháp độc đáo khác và biết đâu sau khi đọc xong, bạn thậm chí sẽ xem xét lại cách nuôi dạy con của chính mình!
Và trong khi không có công thức chuẩn khi >nuôi dạy con, thật thú vị khi được xem "nhà người ta" nuôi dạy con thế nào. Ví dụ, bạn có biết trẻ em Na Uy ngủ giấc ngắn ở bên ngoài? Hay phụ huynh Italia không quy định giờ đi ngủ cụ thể?
Còn nhiều phương pháp độc đáo khác và biết đâu sau khi đọc xong, bạn thậm chí sẽ xem xét lại cách nuôi dạy con của chính mình!
1. Quần đảo Polynesia: Trẻ em tự trông nhau
Trẻ nhỏ hơn sẽ được các anh/chị ruột hoặc họ hàng trông nom, chăm sóc. Với những không gian được bài trí như lớp học theo phong cách Montessori, trẻ lớn học cách giúp đỡ trẻ nhỏ và trẻ nhỏ học cách tự đáp ứng nhu cầu bản thân ngay từ khi còn rất bé.
Có rất nhiều trò trẻ con điển hình diễn ra như chơi đồ chơi, câu cá, săn dê nhưng cũng không thiếu hiện tượng bắt nạt, ăn hiếp nhau hay một số hoạt động nguy hiểm như ném đá.
Ví dụ, một bé gái 2 tuổi rưỡi bị ngã từ trên bức tường cao xuống chỉ vì quá mải mê cười. Thay vì được an ủi, cô bé ăn tát từ chị gái, bị đe dọa từ anh trai và vô số lời chế nhạo từ lũ trẻ còn lại. Nhà nghiên cứu Mary Martini viết trong một cuốn sách về người dân ở đây: "Những bài học xã hội hàng ngày mà mọi đứa trẻ 4 tuổi trên đảo học được có thể khiến học sinh tiền tiểu học ở Mỹ cảm thấy bị hủy hoại thanh danh. Nhưng những đứa trẻ ở đây học cách không để bụng những chuyện đó".
2. Ý: Không áp đặt giờ đi ngủ cụ thể
Phụ huynh Ý không quy định giờ lên giường cụ thể cho con mình. Trẻ em Ý được cha mẹ đút thìa cho ăn tới vài năm sau khi người Anh đã dừng việc chăm chút cho con. Họ chỉ muốn đảm bảo con được ăn đủ thứ. Sự gắn bó cực kỳ mật thiết với mẹ khiến nhiều người đàn ông trưởng thành vẫn ngủ cùng mẹ. Họ còn được cha mẹ lo lắng và hỗ trợ tiền thuê nhà, chăm con…
3. Phần Lan: Không quan tâm tới những bài kiểm tra chuẩn hoá
Trẻ em Phần Lan chỉ phải đến trường khi 7 tuổi. Các bài kiểm tra chuẩn hoá cũng như bài tập về nhà là thuật ngữ xa lạ với trẻ. Chỉ có duy nhất một kỳ thi vào năm cuối cùng cấp 3. Không có xếp hạng, không so sánh, không cạnh tranh giữa các học sinh, trường học, khu vực với nhau. Pasi Sahlberg, cựu giáo viên môn Toán và Vật Lý, hiện làm việc tại Bộ Giáo dục và Văn hoá Phần Lan, cho biết: "Chúng tôi chuẩn bị cho trẻ học cách học như thế nào chứ không phải cách làm bài thi như thế nào. Chúng tôi chẳng mấy hứng thú với các kỳ thi như PISA. Đó không phải mục đích của chúng tôi". Thay vào đó, trẻ em Phần Lan được chơi ngoài trời rất nhiều, ngay cả khi đó là mùa đông lạnh giá.
4. Ấn Độ: Cha mẹ thích ngủ chung với con
Ở Ấn Độ, phần lớn trẻ em không có phòng riêng cho tới khi trẻ ít nhất 5 tuổi. Ngủ chung được coi là một phần quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Với các gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, trẻ đi ngủ khi cha mẹ tắt điện lên giường, có thể muộn tới 11 giờ đêm.
Một điểm nữa trong cách nuôi dạy con của người Ấn: Trẻ được cho ăn thức ăn theo mùa. Vào mùa dâu tây, trẻ thoải mái ăn món này. Nhưng khi hết mùa, trẻ sẽ phải đợi tới mùa dâu năm sau.
5. Nhật Bản: Sự tự lập rất được đề cao
Trẻ em 5 tuổi đã có thể tự bắt xe buýt, đi tàu điện ngầm tới lớp. Nhật Bản là một trong những quốc gia an toàn nhất thế giới. Nhờ đó, trẻ thương được trao cho rất nhiều tự do để thoải mái vùng vẫy trong thế giới của mình. Điều gì khiến người Nhật tự tin trao quyền tự lập cho con cái mình từ sớm? Trên thực tế, điều đó có sự hỗ trợ rất lớn từ cộng đồng.
6. Pháp: Trẻ em được trải nghiệm ẩm thực từ bé
Pháp có một nền văn hoá ẩm thực tuyệt vời. Nó thể hiện qua cả >cách dạy con của cha mẹ Pháp. Trẻ luôn ăn cùng người lớn. Và những đứa trẻ biếng ăn luôn sớm học được bài học trân quý thức ăn.
Tác giả Pamela Druckerman viết trong cuốn sách về phong cách nuôi dạy con của người Pháp: "Trẻ em Pháp ngồi trong ghế ăn dành cho mình, tận hưởng bữa ăn, ăn rau, cá và đủ loại thực phẩm khác trong khi trò chuyện cùng cha mẹ. Không có loại thức ăn dành riêng cho trẻ. Trẻ em và người lớn, ngay từ đầu, đều ăn cùng một thứ. Bữa ăn thường bắt đầu bằng món rau và sau đó mới tới món chính. Một mẹo nhỏ cha mẹ Pháp thường áp dụng là nói với con: ‘Con không cần ăn hết mọi thứ, chỉ cần nếm thôi cũng được’".
7. Đức: Trường mẫu giáo không đồ chơi
Ở các trường mẫu giáo Đức, các đồ chơi, trò chơi với bảng (board games) và các công cụ nghệ thuật đều bị cấm. Logic nằm sau quy định này là khi trẻ không bị xao nhãng bởi việc chơi đùa với những đồ vật gần gũi với mình, chúng sẽ khai phá được nhiều hơn kỹ năng tư duy phản biện - nhờ đó, giúp trẻ tránh xa thói nghiện ngập khi trưởng thành.
Quan điểm của các trường mẫu giáo áp dụng quy tắc "không đồ chơi" là: Trẻ hoàn toàn có thể chơi vui vẻ và sáng tạo khi không bị "nhồi nhét tới phát ngốt" đồ chơi của mình. Từ đó giúp trẻ "tự tin, đủ khả năng chịu đựng mâu thuẫn và sự bực bội, đồng thời ý thức về điểm mạn, điểm yếu của mình.
8. Hàn Quốc: Trẻ em thường xuyên để bị đói
Tại Hàn Quốc, kiểm soát cơn đói được coi là một kỹ năng sống còn. Do đó, ngay từ nhỏ, trẻ đã được dạy để sở hữu kỹ năng này. Rất thường xuyên, trẻ sẽ phải đợi cả nhà để được ngồi vào bàn ăn cơm. Do đó, không có khái niệm đồ ăn vặt ở đây.
Trẻ em Hàn được dạy rằng thực phẩm sẽ ngon nhất khi cùng thưởng thức với nhau. Mọi trẻ em đều ăn thứ giống người lớn. Kết quả, trẻ em Hàn ngồi vào bàn với các món ăn thật nhiều rau, cá, thịt nướng, kim chi, ngũ cốc tốt cho >sức khỏe.
9. Na Uy: Trẻ em được khuyến khích chơi ngoài trời càng nhiều càng tốt
Cha mẹ Na Uy có thể để trẻ sơ sinh (từ 2 tuần tuổi) ngủ giấc ngắn ở ngoài trời, thậm chí trong điều kiện thời tiết xuống dưới 0 độ C. Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Olulu (Phần Lan) cho thấy, ngủ ngoài trời khi nhiệt độ thấp như vậy không chỉ giúp trẻ ngủ giấc ngắn này ngon hơn mà con tăng thời gian ngủ. Phụ huynh ở Na Uy và nhiều nước lân cận tin rằng, trẻ em ngủ ngoài trời, trong không khí trong lành sẽ tốt cho sức khỏe.