Nhật Bản là một quốc gia nổi tiếng về sự lễ phép và kỷ luật, ai cũng tò mò về phương pháp nuôi dạy con của họ. Có lẽ điểm cốt yếu chính là nằm trong cách giáo dục ở mỗi gia đình và nhà trường.
Dưới đây chính là những kỹ năng nuôi dạy những đứa trẻ thông minh, có trách nhiệm của các bà mẹ Nhật.
1. Về văn hóa ăn uống
Chế độ ăn uống cân bằng: Làm thế nào để trẻ không kén ăn?
Khi nói đến chế độ ăn uống của người Nhật, đại đa số sẽ nghĩ đến những hộp cơm làm bằng tay được trang trí tuyệt đẹp. Đây chính là văn hóa của người Nhật bắt nguồn từ quan niệm về chế độ ăn uống cân bằng. Do đó, các bà mẹ Nhật Bản hi vọng với những cách trang trí hộp cơm đẹp mắt sẽ khiến trẻ hứng thú với món ăn mà chúng không ưa thích. Khi trẻ kén ăn, người mẹ Nhật sẽ dùng hình thức là điều kiện trao đổi, nói với trẻ nếu như ăn hết rau xanh thì ngày mai trẻ sẽ được ăn món mà chúng thích.
Trên mâm cơm của gia đình người Nhật, thường có cơm, cá, các loại đậu và hoa quả. So với nhiều nước, các loại thịt thường không phổ biến ở Nhật Bản, vì cá có rất nhiều chất >dinh dưỡng tốt cho >sức khỏe.
Ngoài ra, cha mẹ Nhật Bản cũng rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe đường ruột của trẻ như bổ sung men vi sinh, súp miso (canh tương). Súp miso bao gồm phần nước dùng được gọi là "dashi" nấu cùng với tương miso và một số nguyên liệu khác như đậu phụ, rong biển.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những lợi ích tuyệt vời của việc dùng canh miso thường xuyên như: tăng cường thể lực, giảm nguy cơ tiểu đường, giảm lượng mỡ trong gan và máu, canh miso còn giúp phòng ngừa bệnh ung thư. Vì vậy hầu như mọi em bé Nhật Bản chắc chắn sẽ uống một bát súp miso đầu tiên trong đời trước khi lên một tuổi.
Cân nặng đạt chuẩn: Chế độ dinh dưỡng cho con như thế nào thì phù hợp?
Về chế độ ăn uống, các bà mẹ Nhật Bản cũng rất quan tâm đến việc "không lãng phí thức ăn", cũng giống như việc yêu cầu trẻ nhất định phải ăn hết thực phẩm trong bát. Lượng thực phẩm cũng sẽ phân chia theo độ tuổi và vóc dáng, không phải vì trẻ thích ăn tôm chiên, hay chả chiên thì sẽ đáp ứng theo yêu cầu của trẻ. Để duy trì sức khỏe, cũng cần phải dạy trẻ khả năng tự kiềm chế. Vì vậy, ở Nhật Bản rất ít trẻ bị béo phì.
Hơn nữa, hầu hết các gia đình Nhật Bản không lưu trữ đồ ngọt ở nhà, chỉ khi nào dùng bữa ở ngoài mới cho trẻ ăn đồ ngọt với lượng thích hợp, cũng cố gắng không cho trẻ hình thành thói quen ăn vặt trong bữa ăn, mục đích là để trẻ có một bữa ăn ngon. Sau khi ăn xong, cha mẹ có thể khuyến khích trẻ bằng những thực phẩm ăn nhẹ nhưng tốt cho sức khỏe. Vì vậy, ở các siêu thị Nhật Bản, thực phẩm dành cho trẻ em được đóng gói một cách kỹ lưỡng.
2. Cách cư xử
Dùng bữa xong phải tự mình thu dọn: Làm thế nào để nuôi dưỡng thói quen ăn uống tốt cho trẻ?
Trong các nhà hàng Nhật Bản, cha mẹ thường nói với con cái rằng: "Phải ăn hết thức ăn, không được bỏ thừa". Ngoài ra người lớn cũng cần làm gương cho trẻ, sau khi ăn xong sẽ chủ động sắp xếp bát đĩa ở trên bàn gọn vào một bên, để giúp người phục vụ dọn dẹp nhanh hơn. Và người Nhật có thói quen mang theo khăn tay, vì vậy sau khi rời khỏi nhà hàng, chỗ ngồi thường rất gọn gàng và ngăn nắp.
Lớn lên trong một môi trường như vậy, đứa trẻ sẽ tự nhiên ngồi vào vị trí của mình để hoàn thành bữa ăn và phát triển thói quen tốt để sắp xếp không gian ăn uống của mình.
3. Trong cuộc sống thực tiễn
Nuôi dạy trẻ từ 0 tuổi: Làm sao để trẻ không khóc?
Nuôi dạy con cái là cả một quá trình. Nhiều cha mẹ có thể sẽ cảm thấy rằng đứa trẻ sau khi đi học, hiểu chuyện thì mới dạy dỗ được. Tuy nhiên cha mẹ Nhật Bản nói, ngay cả khi trẻ từ 0 tuổi, nghe vẫn chưa hiểu nhưng vẫn cần phải dạy, bằng cách sử dụng hướng dẫn đơn giản hoặc giao tiếp thể chất để thiết lập mối quan hệ tin cậy giữa cha mẹ và con cái, tất cả đều là nền tảng giáo dục cho trẻ trong tương lai. Đó chính là lý do tại sao chúng ta thường thấy các bà mẹ Nhật nói chuyện với trẻ.
Thêm vào đó, người Nhật rất sợ gây rắc rối cho người khác. Khi em bé khóc, họ sẽ nhanh chóng xoa dịu và đưa trẻ đi chỗ khác. Sau khi trẻ dần hiểu ra ý nghĩa, lúc đó cha mẹ mới giáo dục. Tuy nhiên khi đang giáo dục trẻ phải nhớ không được nói "không", mà phải nói cho trẻ biết nguyên nhân đằng sau và dùng sự đồng cảm để dạy trẻ, ví dụ nói "con không nên tùy tiện khóc, bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh", đồng thời phải kết hợp với ánh mắt chân thành hoặc là vỗ về cơ thể.
Làm tốt bổn phận và trách nhiệm của mình: Làm thế nào để nuôi dưỡng năng lực tự chủ tự lực?
Sau khi cho trẻ vào trường mấu giáo, giáo viên sẽ nghiêm khắc yêu cầu người lớn buông tay để trẻ trường thành, huấn luyện trẻ phải tự mặc quần áo, tự thu dọn đồ chơi và chăm sóc lẫn nhau. Từ nhỏ được nuôi dưỡng tính kỷ luật, khả năng tự lập, trong tương lai trẻ có thể cạnh tranh với cuộc sống bên ngoài.