Cha mẹ nhiều khi không tránh khỏi việc mất bình tĩnh dẫn đến việc cấm đoán và quát tháo trẻ, thế nhưng việc này vô tình dẫn đến việc khoảng cách giữa bố mẹ và con cái ngày càng lớn hơn.
Sau khi có con, đôi khi cha mẹ mất bình tĩnh là điều không tránh khỏi. Người lớn thường cấm trẻ làm điều gì đó trong tình huống vô thức, quát mắng trẻ bởi những hành vi không tốt. Tuy nhiên việc làm này của người lớn, có thể khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ ngày càng xa cách, và làm cho trẻ càng nổi loạn hơn.
Trên thực tế những hành vi này của trẻ không phải là trẻ sai, mà là trẻ đang trong giai đoạn phát triển. Do vậy, người lớn cần phải thấy những vấn đề phổ biến này. Người lớn nên giải quyết chúng như thế nào?
1. Yêu cầu trẻ ngừng đặt câu hỏi
Bạn đã bao giờ gặp rắc rối với hàng loạt những câu hỏi của trẻ hay chưa? Rất nhiều phụ huynh bị phiền bởi các vấn đề của trẻ sẽ nói 1 câu: "Con lấy ở đâu ra nhiều câu hỏi như vậy?". Đây là quá trình không thể thiếu trong giai đoạn phát triển của trẻ. Trẻ có rất nhiều điều bí ẩn chưa được giải đáp, mong muốn cha mẹ sẽ là người đưa ra câu trả lời. Việc làm của cha mẹ không phải là từ chối, mà là nói với trẻ: "Mẹ cũng không biết, nhưng chúng ta có thể cùng nhau tìm ra đáp án nhé!"
2. Không được khóc
Khi trẻ khóc, rất nhiều bà mẹ sẽ nói: "Im đi, không được khóc. Mẹ đếm đến 3, con vẫn còn khóc, thì mẹ sẽ ném con đi". Trẻ nhạy cảm hơn người lớn rất nhiều, vì vậy không được cấm đứa trẻ khóc, càng không được dùng lời lẽ nặng để mắng chửi, dọa dẫm trẻ. Phương pháp tốt nhất chính là mẹ đi tìm ra nguyên nhân khiến trẻ khóc và cùng trẻ tìm cách giải quyết những khó khăn.
3. Bắt buộc trẻ chia sẻ đồ chơi
Khi đứa trẻ cầm 2 món đồ chơi và không thích chia sẻ đồ chơi với những đứa trẻ khác. Mẹ nhất định sẽ nói: "Con phải biết cách chia sẻ, hãy đưa cho em một món đồ chơi". Thực tế, giúp trẻ hiểu cần phải sẻ chia là không sai, nhưng thời gian này là giai đoạn ý thức của trẻ được hình thành, bảo vệ không gian và đồ vật của mình là thiên tính của mỗi người. Người lớn có thể hướng dẫn trẻ như sau: "Anh không muốn cho em chơi đồ này, vậy em có thể chơi quả bóng ở bên cạnh hay không?".
4. Cấm trẻ nói "không"
Khi đứa trẻ nói "không" với bạn, nhiều phụ huynh sẽ lấy sự uy nghiêm của cha mẹ và buộc trẻ phải chấp nhận ý kiến của mình. Nhưng chúng ta nên biết rằng, đứa trẻ là một cá thể độc lập, không phải là một món đồ, trẻ cũng có suy nghĩ của chính mình, vì vậy cha mẹ không thể ép trẻ làm theo quyết định của người lớn. Đứa trẻ nói "không", cũng chính là dấu hiệu cho thấy trẻ bắt đầu biết suy nghĩ độc lập. Người lớn có thể giao tiếp với trẻ và nói với trẻ tại sao lại không muốn làm việc này.
5. Cấm trẻ làm ồn
Trẻ em cũng là những người bình thường, khi trẻ vui chúng sẽ hát thật to và nhảy múa. Rất nhiều cha mẹ sẽ cho rằng những hành vi này của trẻ đang làm ảnh hưởng đến người khác. Mẹ sẽ thường nói với trẻ: "Yên lặng". Thực tế lúc này cha mẹ không nên ngăn cấm, tiếng hát và nhảy múa là điều bắt buộc cần phải có đối với tuổi thơ. Ngày nay, áp lực của trẻ cũng rất lớn, đặc biệt là áp lực học hành, do đó trẻ hiếm có thời gian để vui chơi, để sống đúng với tuổi thơ của chính mình.
6. Đừng sợ hãi, dũng cảm lên
Việc trẻ sợ người lạ và động vật là điều bình thường. Nhưng nhiều phụ huynh sẽ nói: "Không có gì phải sợ, thế là nhát gan". Nếu cha mẹ sử dụng ngôn ngữ như vậy sẽ kích thích và gây tổn thương cho trẻ, nỗi sợ hãi của trẻ sẽ tăng gấp đôi. Cần phải nói rằng: "Đừng sợ, bố mẹ sẽ ở bên cạnh con", điều này có thể giúp con có thêm can đảm và tự tin.
7. Không cho phép trẻ có bí mật
Sau khi đứa trẻ dần dần lớn lên, có những người bạn của riêng mình, trẻ bắt đầu cũng có những bí mật nhỏ của mình. Làm cha mẹ, chúng ta nên hiểu rõ những gì đang xảy ra trong cuộc sống và trong học tập của trẻ. Tuy nhiên chúng ta nên áp dụng phương pháp hướng dẫn, chứ không phải là can thiệp áp đặt. Vì vậy, tốt nhất không nên xem điện thoại hoặc nhật ký của trẻ, bằng không trẻ sẽ càng có ác cảm và xa lánh cha mẹ.
8. Bắt trẻ không được nóng nảy
Khi đứa trẻ mất bình tĩnh, bạn sẽ nói: "Con cần phải kiểm soát cảm xúc của mình". Đứa trẻ cũng là một con người, cảm xúc cũng phải được thổ lộ ra bên ngoài, nếu trẻ luôn giữ bực tức trong lòng, sẽ sinh bệnh. Trẻ còn nhỏ, năng lực khống chế cảm xúc kém. Chúng ta không nên ngăn chặn, mà nên đối diện và phân tích cho trẻ hiểu. Cha mẹ có thể nói: "Con có thể trút sự bất mãn của mình, nhưng con không thể trốn tránh trách nhiệm và trách móc người khác".
9. Không được phạm sai lầm
Đứa trẻ lúc đầu mới bắt đầu học các đồ vật sẽ rất chậm, mẹ nhất định phải kiên nhẫn. Khi con cái chúng ta học cách tự mặc quần áo, sẽ có lúc xỏ 2 chân vào một ống quần, sẽ đi ngược giày dép. Nếu mẹ nói: "Con làm như vậy lại sai rồi, để mẹ làm lại cho con xem". Như vậy sẽ đánh mất sự tự tin của trẻ. Mẹ nên nói: "Tuyệt quá, nhưng nếu con làm lại một lần nữa, nhất định sẽ tốt hơn".