Để không phải lo lắng về những tình huống ngoài ý muốn khiến trẻ sơ sinh tử vong trong khi ngủ thì các mẹ hãy tham khảo ngay những mẹo sau để con có một giấc ngủ ngon và an toàn.
Đêm nào cũng ngủ chập chờn vì lo lắng cho giấc ngủ của con - đây là mối lo của nhiều bậc cha mẹ có con nhỏ. Nhưng điều quan trọng là ba mẹ cũng cần ngủ ngon thì mới đủ >sức khỏe để có thể chăm sóc tốt cho con được. Bạn không nên lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi, thiếu ngủ ban ngày chỉ vì mất ngủ cả đêm và hãy thử ngay 10 cách này để bé yêu vừa ngủ ngon giấc lại vừa an toàn.
1. Cho trẻ ngủ trong cũi
Ba mẹ nên >cho trẻ ngủ trong cũi, có đệm chắc chắn và thoải mái. Không cần cho đồ chơi hay gối lót vào trong cũi, chỉ cần để bé nằm trên tấm nệm vừa vặn là được. Cho trẻ ngủ trên mặt phẳng rắn sẽ làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.
2. Cho trẻ nằm ngửa khi ngủ
Ba mẹ nên để ý luôn để trẻ nằm ngửa trừ khi trẻ biết lẫy nhưng kể cả trẻ tự lật được người đi nữa thì cũng nên lật bé lại để bé nằm ngửa trước khi cho bé ngủ.
Nếu bạn ngủ chung với con, hãy đảm bảo rằng con luôn nằm ngửa, không có chăn gối nặng ở gần con và không để con lớn hơn ngủ cùng (đặc biệt là trẻ đủ lớn đi mẫu giáo) gần trẻ sơ sinh vì khi trẻ lớn ngủ, chúng có thể đè vào em mà không biết.
Không cần nói cũng biết rằng nếu bạn hoặc vợ (chồng) đã uống rượu, hút thuốc trước khi ngủ hoặc đã uống thuốc hỗ trợ giấc ngủ thì không nên nằm ngủ cùng con.
3. Điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp
Thời tiết ngày càng khắc nghiệt, các đợt nóng mùa hè và không khí lạnh mùa đông rất dễ khiến trẻ bị ốm. Lời khuyên chung là điều chỉnh nhiệt độ điều hòa sao cho không chênh lệch quá 10 độ so với bên ngoài để đảm bảo giữ gìn sức khỏe mà vẫn thoải mái.
Nhiều gia đình có điều hòa hai chiều có thể tận dụng để giúp trẻ đi ngủ không cần mặc quá nhiều đồ dày cộm mà vẫn không bị quá nóng hoặc quá lạnh vào mùa đông.
4. Cho con ngủ ở phòng riêng
Một số mẹ thích cho con nằm trong cũi ở phòng khác, trong khi đó một số mẹ thì lại thích nằm chung giường với con. Nếu bạn không thích ngủ cùng con nhưng vẫn muốn con ở gần bên thì bạn có thể đặt cũi ở bên cạnh giường.
5. Mua máy báo khóc
Bạn muốn cho con nhỏ ngủ riêng? Máy báo khóc là thiết bị giám sát trẻ, giúp con bạn ngủ ngon suốt đêm và có chuông nhắc nhở khi bạn cần vào phòng con kiểm tra. Kiểm tra phòng con nhiều lần trong đêm khi có tiếng động nhỏ nhất là chuyện bình thường, nhưng ít nhất với máy báo khóc thì bạn có thể thư giãn vì biết rằng bạn luôn dõi theo, giám sát con.
6. Không hút thuốc
Hút thuốc làm tăng nguy cơ gây ra đột tử ở trẻ sơ sinh và dù tàn thuốc bám vào quần áo cũng có hại cho trẻ sơ sinh. Khi cho con đi du lịch cùng hoặc quyết định chọn phòng cho con, đừng để con ngủ trong phòng mà tiếp xúc với khói thuốc lá. Bạn bè và gia đình không nên hút thuốc khi có sự có mặt của trẻ nhỏ.
7. Lắp máy báo khói
Hãy đầu tư máy báo khói và khí CO trong nhà. Giá cả cũng không hề đắt đỏ, chỉ chưa tới 300 nghìn và có thể mua online trên các trang thương mại điện tử như Lazada. Thực hiện theo hướng dẫn sử dụng, thay pin thường xuyên và đảm bảo thiết bị hoạt động bình thường để gia đình yên tâm sinh hoạt.
8. Cho bé ngậm núm cao su hoặc cho bú mẹ
Nghiên cứu cho thấy nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh giảm xuống ở đối tượng trẻ được bú mẹ. Các chuyên gia khuyến khích mẹ cho con bú ngay khi con đói và bú đến no mới thôi. Cố gắng đừng để khoảng cách giữa các bữa cho bú quá xa.
9. Đừng quá thoải mái khi cho trẻ bú
Nghe có vẻ vô lí nhưng bạn không nên ngồi quá thoải mái khi cho con bú. Không ai muốn ngủ gật khi đang cho con bú, đặc biệt sau một ngày dài mệt mỏi bởi vì khi đó bạn không thể kiểm soát được hành động và có thể con sẽ tuột khỏi tay bạn.
Thử ngồi thẳng lưng trên ghế khi bạn cho con bú và khi con ngủ rồi thì hãy đặt con nằm ngủ trên giường hoặc trong cũi...
10. Không nên cho chó mèo chung phòng với trẻ sơ sinh
Không cần cực đoan đến mức không cho chó mèo xuất hiện trong nhà vì nhiều người đã nuôi chó mèo trước khi sinh con. Trẻ nhỏ và chó mèo hoàn toàn có thể cùng sinh hoạt. Tuy vậy dù chó mèo của bạn là những con vật hiền lành nhất trên thế giới này thì tốt nhất vẫn là không cho chúng ngủ chung phòng với trẻ để đảm bảo không xảy ra trường hợp xấu nhất. Chó mèo có thể vô tình làm trẻ ngạt thở nếu chúng có thể trèo vào cũi hoặc lông chó mèo có thể làm trẻ khó thở.
Những mẹo này không biến bạn thành bà mẹ bảo bọc con quá mức, mà là những hướng dẫn để con bạn có chất lượng giấc ngủ tốt nhất có thể.