Cha mẹ nào cũng muốn bảo vệ con thế nhưng có những cách làm lại không thể giúp trẻ đối phó được với những nguy hiểm từ người lạ.
Bố mẹ hãy tin tưởng con có thể tự mình xử lý mọi việc trong cuộc sống với sự giúp đỡ bên ngoài của bố mẹ. Nhiều người muốn giữ con của mình an toàn trong nhà nhưng đó không phải là cách >nuôi dạy con vì sẽ đến lúc trẻ phải tự mình đối mặt với thế giới rộng lớn. Có thể điều đó sẽ không xảy ra trong tương lai nhưng tốt nhất là nên chuẩn bị để những điều xấu không thể xảy ra.
Câu trả lời dễ dàng là dạy con cách đối phó với các tình huống nguy hiểm đến từ người lạ. Tất nhiên đó là việc khó khăn, không dễ để dạy trẻ cách nhận biết những người mờ ám và có hành vi đáng ngờ nhưng vẫn có thể thực hiện được. Tuy nhiên trẻ sẽ không thể tự xử lý nguy hiểm từ người lạ được nếu bố mẹ cứ làm những cách cũ này:
1. Bố mẹ nuôi dưỡng sự sợ hãi trong trẻ
Bố mẹ có thể dọa con rằng nhân viên bảo vệ sẽ đưa con đi và nhốt lại nếu con không ngoan – đây không phải là cách dạy con khi cần giúp đỡ. Những người mặc đồng phục như nhân viên bảo vệ hoặc nhân viên bán hàng có thể giúp trẻ trong trường hợp bé bị lạc ở một nơi đông người như trung tâm thương mại.
Những lời đe dọa của bố mẹ cũng nuôi dưỡng nỗi sợ hãi ở trẻ. Khi trẻ tràn ngập nỗi sợ hãi, nó có thể khó tập trung, ít can đảm và không biết nắm lấy cơ hội. Thay vì bảo con sợ người khác, hãy hướng sự chú ý của con vào mặt tích cực của mối quan hệ con người.
2. Bố mẹ không nói rõ chi tiết về quy tắc "không nói chuyện với người lạ"
Chuyên gia tư vấn của công ty bảo mật Bert Tagamolila đã chia sẻ với trang SmartParenting rằng giải pháp chỉ là không nói chuyện với người lạ. Thống kê cho thấy lạm dụng trẻ em diễn ra nhiều hơn từ chính những người mà đứa trẻ biết và tin tưởng như người thân trong gia đình và những người ở trường học. Và nếu bảo với con rằng hỏi chỉ đường cũng là nói chuyện với người lạ thì có thể gây nhầm lẫn cho trẻ.
Vì vậy bố mẹ có thể điều chỉnh các quy tắc, hãy nói với con rằng:
- Không bao giờ đi xe với người lạ.
Trẻ chỉ được lên xe bố mẹ chở hoặc người bố mẹ nhờ chở và có báo trước với con. Một khi trẻ ở trong xe, việc thoát ra và bỏ trốn sẽ khó khăn hơn.
- Không bao giờ nhận bất kỳ loại thực phẩm nào từ người lạ.
Những thứ này có thể được tẩm thuốc ngủ hoặc bất kỳ loại thuốc nào sẽ khiến trẻ cảm thấy lảo đảo.
- Không bao giờ làm bất cứ điều gì phải nhờ người lạ mà không nói với bố mẹ.
Nói với trẻ dấu hiệu cần cảnh giác là khi những người lạ nói rằng: "Đừng nói với bố mẹ nhé" hoặc "Đó sẽ là bí mật nhỏ của chúng ta". Trẻ cần biết đây là một người không thể tin tưởng khi họ nói những điều này.
- Không bao giờ đưa ra chi tiết thông tin cá nhân.
Điều này sẽ rất khó đặc biệt nếu trẻ là người nói nhiều. Cố gắng nói với trẻ tránh đề cập về địa chỉ nhà hoặc trường học.
3. Bố mẹ tránh các cuộc thảo luận về sự đồng ý
"Chúng ta tốt hơn hết là hãy dạy cho trẻ về sự đồng ý và không ai được chạm vào con mà không có sự cho phép của chúng", Elizabeth Jeglic - Tiến sĩ, giáo sư tâm lý học ở New York (Mỹ) và tác giả của "Bảo vệ con bạn khỏi lạm dụng tình dục" cho biết.
Đây là những chủ đề nhạy cảm nhưng là điều cần thiết để bắt đầu cuộc thảo luận ở nhà, đó là bước đầu tiên trong việc cung cấp cho con các kỹ năng để xác định xem trẻ có thoải mái hay không. Dạy trẻ cách nói "Không" và "Dừng lại" hoặc hét lên "Giúp tôi" cũng có liên quan đến chủ đề về sự đồng ý và bố mẹ phải nhắc đi nhắc lại cho trẻ ghi nhớ. Nếu trẻ nói ôm cũng không được phép, thì bố mẹ đừng bắt con phải ôm.
Sử dụng những từ mà trẻ dễ hiểu, bố mẹ có thể bắt đầu bằng cách đọc những cuốn truyện dành cho thiếu nhi và thảo luận về các chủ đề tương tự và khuyến khích con đặt câu hỏi. Điều quan trọng là trao quyền cho trẻ tự xử lý trước sự nguy hiểm của người lạ.