Chỉ vì nằm điều hòa cả đêm để ngủ mà bé gái đã bị liệt mặt méo mồm, cha mẹ hãy dành 1 phút để đọc và tránh ngay hôm nay.
Bé Nguyễn Hoàng My quê ở Tuyên Quang, được biết bé chỉ mới 12 tháng tuổi nhưng đã được gia đình cho ngủ dưới quạt và nằm phòng máy lạnh cả đêm.
Hậu quả là bé đã nhập viện trong tình trạng má sưng, mắt bị nhíu sang một bên và khi cười mặt cũng bị lệch về một phía.
Tại bệnh viện Châm cứu Trung ương, các bác sĩ đã chẩn đoán bé bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, cần phải nằm lại điều trị trong thời gian dài.
Không khí càng lạnh số trẻ nhập viện vì nhiễm lạnh càng tăngTheo bác sĩ Dương Văn Tâm – Trưởng khoa điều trị Liệt vận động, không chỉ riêng trường hợp của bé My mà thực tế bệnh viện cũng thường xuyên tiếp nhận những trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 do bị nhiễm phong hàn.
Nhất là vào thời điểm cuối năm, khi thời tiết giao mùa hay mưa gió thất thường thì số trẻ nhập viện ngày càng tăng.
Nguyên nhân do sức đề kháng của trẻ quá yếu không chịu nổi không khí khắc nghiệt và cũng có khi do nằm máy lạnh, máy quạt cả đêm như tình trạng của bé My vừa kể trên.
Thực tế nhiều người nghĩ rằng, đóng kín cửa để mở máy lạnh sẽ có thể tiết kiệm điện cũng như tránh mất nhiệt và khi đó cơ thể sẽ được thoải mái, khỏe mạnh vì mát mẻ.
Thế nhưng, họ không nhận thức được nếu ở một nơi không thông thoáng thì không khí sẽ trở nên độc hại hơn rất nhiều so với không khí ngoài trời, đồng thời còn dễ sản sinh nhiều vi khuẩn gây hại do không được trao đổi khí thường xuyên.
Vì vậy, nếu sử dụng máy lạnh mỗi ngày và mỗi lần đều mở trong thời gian dài thì dù người lớn hay trẻ em nhập viện không lâu sau đó cũng không còn là việc quá khó hiểu.
Bác sĩ Tâm cho biết: “Trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do lạnh thường rất đột ngột liệt mặt, mặt méo sang bên đối diện, ăn uống bị rơi vãi, thức ăn bị đọng trên má, một bên mắt bị tổn thương và khi nhắm mắt không kín”.
Do đó, để tránh được mối nguy hại này thì cha mẹ cần giữ ấm cơ thể cho trẻ bằng việc mặc áo dài tay, đắp mền khi ngủ. Không nên tắm trẻ quá muộn cũng như cho trẻ ngủ ở nơi có nhiệt độ quá thấp và tuyệt đối không được để hơi gió hướng thẳng vào người, đặc biệt là vùng đầu và gáy.
Lưu ý khi cho trẻ dùng điều hòa
Duy trì nhiệt độ phòng hợp lý
Khi cho bé nằm điều hòa, mẹ chú ý nhiệt độ phòng không nên quá chênh lệch so với nhiệt độ bên ngoài. Với trẻ sơ sinh, nhiệt độ phù hợp có thể là 30-32 độ C, trẻ nhũ nhi sẽ đủ ấm ở nhiệt độ 28-29 độ C, trẻ lớn và người lớn hơn thì nhiệt độ có thể giảm xuống còn 26-27 độ C.
Sau khi điều chỉnh điều hòa để đạt nhiệt độ mong muốn, mẹ phải kiểm tra thực tế xem nhiệt độ phòng đã phù hợp với bé chưa, gia giảm cho bé cảm thấy thoải mái, không ra mồ hôi hoặc không lạnh da thịt. Nhiệt độ lý tưởng trong phòng bé thường là 26-32 độ C. Người lớn có thể sẽ cảm thấy khá nóng với nhiệt độ này nhưng với trẻ như vậy là hợp lý.
Tránh nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
SIDS thường xảy ra ở trẻ 2-4 tháng tuổi, khi cơ thế còn yếu và hệ miễn dịch chưa ổn định. Nguyên nhân gây ra SIDS rất khó xác định nhưng thân nhiệt quá cao cũng là một trong những yếu tố gây gia tăng nguy cơ đột tử ở trẻ.
Bác sĩ Yến Thủy cho biết: ‘’Mẹ nên chú ý giữ phòng bé ở nhiệt độ mát vừa phải, sử dụng điều hòa để ổn định nhiệt độ và nên đặt bé nằm ngửa hay nằm nghiêng khi ngủ. Nếu trẻ đòi nằm sấp để ngủ thì phải tránh kê gối, không nằm nệm bông quá mềm lún có thể làm ngạt mũi trẻ. Mẹ có thể cho bé bú hoặc ngậm núm vú trong khi ngủ để giảm nguy cơ SIDS”.
Quy tắc 3 phút
Để tránh bé bị sốc nhiệt do thay đổi nhiệt độ đột ngột giữa trong và ngoài phòng điều hòa, mẹ nên mở cửa trước đó 3 phút (hoặc tắt máy lạnh), cho bé vui chơi ở gần đó và quen dần với luồng không khí nóng bên ngoài mới hẳn để bé ra khỏi phòng.
Tương tự, khi bé mới ở ngoài về, mẹ cũng nên lau sạch mồ hôi và để bé nghỉ ngơi khoảng 3 phút ở nhiệt độ phòng trước khi bật điều hòa.