Xung đột giữa các con, đặc biệt là khi chúng sát tuổi nhau là chuyện mà gia đình nào chắc chắn cũng gặp phải, nhưng cách xử lý thế nào cho đúng, để các con biết cách yêu thương và hòa thuận với nhau hơn thì không phải bố mẹ nào cũng biết.
Cha mẹ luôn mong con cái là những người bạn tốt nhất của nhau, giúp đỡ, chơi đùa và tin tưởng lẫn nhau, nhưng việc cãi nhau, thậm chí đánh nhau giữa các anh chị em trong nhà khi còn nhỏ là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, hầu hết các bậc cha mẹ ngày nay đều chưa biết được các cách giải quyết chính đáng và hiệu quả cho vấn đề này và dần dần có thể vô tình gây ra sự thù địch giữa các con.Cha mẹ luôn mong con cái là những người bạn tốt nhất của nhau, giúp đỡ, chơi đùa và tin tưởng lẫn nhau, nhưng việc cãi nhau, thậm chí đánh nhau giữa các anh chị em trong nhà khi còn nhỏ là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, hầu hết các bậc cha mẹ ngày nay đều chưa biết được các cách giải quyết chính đáng và hiệu quả cho vấn đề này và dần dần có thể vô tình gây ra sự thù địch giữa các con.
Phân xử không công bằng có thể khiến trẻ lớn lên cùng với sự giận dữ, thiếu niềm tin, cô đơn và trầm cảm. Những cảm xúc tiêu cực này lại có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn khi trưởng thành như thiếu tự tin, dè dặt về mặt tình cảm, lo lắng bị cô đơn, tất cả đều có thể khiến một người không thể xây dựng được một mối quan hệ lành mạnh.
Do vậy, để giải quyết dứt điểm và hợp lý các "tranh chấp", bố mẹ nên thuộc lòng những nguyên tắc dưới đây:
1. Đừng bao giờ hỏi "Là lỗi của ai?"
Giải quyết mâu thuẫn không có nghĩa là tìm người có lỗi. Các bác sĩ tâm lý khuyên bố mẹ không nên dành quá nhiều thời gian để tìm ra "ai là người bắt đầu". Nếu bạn e sợ rằng mâu thuẫn của các con có thể dẫn đến đánh nhau, hãy cho chúng thời gian để bình tĩnh lại trước khi ngồi xuống trò chuyện. Hãy giải thích những lo lắng của bạn về những xung đột giữa các con, và rồi đặt ra các quy tắc mới và những hậu quả khi các con phá vỡ các quy tắc. Khi tất cả mọi người đều đã đồng thuận, viết những thứ này ra một cách rõ ràng và trưng bày ở một nơi dễ nhìn thấy, trên tủ lạnh hoặc tường phòng khách. Bằng cách này, trẻ sẽ biết những hành động nào là chấp nhận được, những hành động nào không và quên mất sẽ không còn là một cái cớ được nữa.
2. Tìm đến gốc rễ của vấn đề
Có phải một trong các con đang muốn giành được chú ý của bạn? Các bác sĩ tâm lý cho biết trẻ đều có cùng suy nghĩ, chúng muốn có được câu trả lời cho những câu hỏi căn bản như "Có ai quan tâm con đâu chứ?" hay "Con nghĩ gì hay làm gì có quan trọng không?". Bố mẹ nên cố gắng sắp xếp những "cuộc hẹn" một - một riêng với từng đứa để đảm bảo rằng con nhận được sự quan tâm và chú ý hoàn toàn của bạn.
3. Thống nhất cách >nuôi dạy con
Đôi khi, mối quan hệ giữa các con còn bị ảnh hưởng bởi các cách nuôi dạy con khác biệt của hai vợ chồng. Vì vậy, việc thảo luận những mục tiêu chung của hai vợ chồng với các con là vô cùng quan trọng. Bởi trẻ thường làm theo những hành vi của bố mẹ nên những tiêu chuẩn không đồng nhất khi giải quyết mâu thuẫn giữa các con có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực lên khả năng hòa thuận của chúng. Bố mẹ phải luôn là tấm gương tốt về yêu thương và hòa thuận để các con noi theo. Bầu không khí gia đình ấm áp sẽ giúp trẻ cảm nhận được ý nghĩa cao quý của tình thân.
4. Sử dụng những từ ngữ khuyến khích đoàn kết
Hãy sử dụng những từ ngữ khuyến khích đoàn kết và hợp tác khi nói chuyện với các con. Các bác sĩ tâm lý khuyên bố mẹ nên nói những điều ví dụ như "các con đều cần phải chăm sóc và trân trọng lẫn nhau". Để tránh thể hiện sự thiên vị, đừng khen một đứa hay so sánh đứa này với đứa khác. Thay vào đó, khuyến khích các con dành thời gian với nhau, cùng chia sẻ đồ dùng hoặc đơn giản nhất là luôn ở bên ủng hộ và giúp đỡ nhau.
5. Dạy trẻ cách tự giải quyết vấn đề của chúng
Đôi khi bố mẹ cũng nên tránh can thiệp vào những mâu thuẫn của các con và cho chúng cơ hội để học về các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. Nếu bạn nghe tiếng trẻ cãi nhau hay đánh nhau, hãy bước đến đủ gần để chúng biết ràng bạn đang nghe nhưng chỉ nói với con rằng bạn sẽ chỉ cho chúng một vài phút nữa thôi để tự giải quyết. Bố mẹ chỉ nên can thiệp khi có vẻ như chúng không có tiến triển gì hay mâu thuẫn càng trở nên gay gắt và sắp đánh nhau.