Có bao giờ bạn thắc mắc rằng tại sao những đứa trẻ ở Nhật rất tự lập ngay từ lúc còn bé xíu không, chính là do phương pháp giáo dục sau đã góp phần định hình tính cách cho trẻ.
Một bà mẹ cùng 2 cậu con trai và chồng của mình đến từ New York chuyển tới Tokyo sinh sống. Vào một ngày, khi đang lang thang trên phố, bỗng nhiên cậu con trai 6 tuổi biến mất, không phải do bị bắt hay bị rơi xuống hố nào cả. Sau một lúc, người mẹ đã tìm thấy cậu bé ở gần một cửa hàng tiện lợi Sunkus. Có vẻ như con trai của mình không hề gặp một chút nguy hiểm nào. Nếu là ở Mỹ, có lẽ người mẹ đã lo lắng sốt vó lên và gọi điện ngay cho cảnh sát.
Điều này đã chứng minh rằng Nhật Bản là một đất nước cực kỳ an toàn. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình sống ở đây, bà mẹ này đã phát hiện ra rằng tất cả mọi đứa bé ngay từ lúc bé xíu đã phải tự lập làm mọi thứ. Việc đầu tiên là tự mang cặp sách và dụng cụ học tập đến trường, dù có nặng đến mấy phụ huynh cũng không giúp đỡ. Thứ hai là đi học mà không có bố mẹ đi cùng, phải tự đi bộ hoặc đi xe buýt, tàu điện. Và còn rất nhiều thứ khiến cho bà mẹ người Mỹ này tin rằng, cộng đồng mọi người sinh sống với nhau rất an toàn.
Trong 5 năm sống tại Tokyo, người mẹ này đã đúc kết ra được 7 cách nuôi dạy trẻ của người Nhật đáng để bản thân phải thay đổi, cố gắng từng ngày.
1. Đừng nói về những đứa con của mình
Trong khi các bà mẹ Mỹ thường cởi mở chia sẻ, phụ nữ Nhật thường có xu hướng giữ sự riêng tư cá nhân, chỉ chia sẻ cho những người thân cận nhất. Tất cả những gì họ quan tâm là con của mình đang chơi trong đội bóng đá nào, tham gia câu lạc bộ nào, có hòa đồng không. Họ không bao giờ khoe khoang con của mình. Nhưng điều này không có nghĩa là áp lực việc học, tài năng của con cái là không có. Việc >nuôi dạy con cái ở Nhật rất cạnh tranh để vào các trường top đầu.
2. Nuôi dưỡng tinh thần gắn kết nhưng không phải là việc ôm ấp
Các bà mẹ Nhật thường mang những đứa bé sơ sinh đi khắp nơi trên những chiếc địu. Thậm chí, vào mùa đông trên các khu trượt tuyết, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh người cha đang địu con trên lưng. Họ không quan niệm trời lạnh là phải nhốt con trong nhà để an toàn >sức khỏe. Sự gần gũi này còn thể hiện ở cách ngủ trong gia đình, bố mẹ nằm 2 bên, con nằm ở giữa. Bố hoặc mẹ có thể thay phiên tắm bồn cùng với con mình. Tất cả những sự gần gũi đó không bao gồm việc ôm ấp nhưng vẫn thể hiện tình yêu thương.
3. Luôn nghĩ cho người khác
Tất cả phụ huynh ở Nhật đều phải dạy dỗ con mình ngay từ lúc trẻ bắt đầu có ý thức không nên làm phiền người khác, luôn giữ thái độ ôn hòa, hành động phù hợp. Điều này thể hiện đặc biệt ở chỗ công cộng, không được làm ồn ào ảnh hưởng đến mọi người.
4. Chuẩn bị bữa ăn cho từng thành viên trong gia đình
Các bà mẹ Nhật luôn là người phải chuẩn bị các hộp cơm bento cho mọi người. Điều này tạo nên một sự gắn kết, nâng cao vai trò của người mẹ đối với gia đình. Mỗi hộp cơm chứa đựng tình yêu và sự quan tâm của người mẹ, từ việc chọn lựa thực phẩm >dinh dưỡng cho phù hợp cho đến cách trang trí món ăn kích thích vị giác...
5. Đừng lo lắng thái quá việc trẻ thích hợp với cái gì
Tại Nhật, những bộ đồ chơi thực tế như súng vẫn được bày bán công khai ở các cửa hiệu đồ chơi, hình ảnh 18+ trong truyện tranh manga, hay các cửa hàng bày bán công cụ nhạy cảm. Nếu chẳng may trẻ vô tình thấy những hình ảnh đó, thay vì vội vàng không cho phép trẻ nhìn thì mẹ Nhật lại tỏ ra bình thường.
6. Đề cao những chuyến đi gia đình
Người Nhật khuyến khích những hoạt động có đầy đủ thành viên trong gia đình cùng tham gia. Những chuyến đi dã ngoại vào cuối tuần, ngắm hoa anh đào vào mùa xuân, đi dạo và vui chơi ở công viên. Đó phải là nơi mà có không gian để cho trẻ hòa mình vào thiên nhiên, tự do vui đùa, chạy nhảy.
7. Kể những câu chuyện cổ tích và so sánh với thế giới thực tế
Những câu chuyện cổ tích có rất nhiều ở Nhật, vào những lễ hội như Tengu Matsurii, tưởng nhớ một con yêu tinh hay lễ hội ném đậu xua đuổi mua quỷ Setsubun. Từ những câu chuyện về các nhân vật ấy, bố mẹ sẽ kể cho trẻ những liên tưởng về người xấu trong xã hội bây giờ, một cuộc sống khắc nghiệt đang chờ đón trẻ khi lớn lên.