Dạy con là một hành trình không hề dễ dàng gì, đôi khi đây lại chính là cơ hội cho mỗi ông bố, bà mẹ thay đổi bản thân để nuôi dạy trẻ tốt hơn.
1.“Sao con chẳng biết cái gì hết vậy”
Thời điểm từ 4-5 tuổi là cột mốc thời gian để bố mẹ cẩn thận trong lời nói với trẻ. Vì thế, việc phủ định như “con chẳng ngoan chút nào, con không dễ thương, con không thể làm gì cả...” là một hành động khiến trẻ cảm thấy tự ti rằng bản thân mình sẽ đúng như những lời bố mẹ nói.
2. “Tại sao bạn A làm được mà con thì không làm được”
Những câu nói như “hình như bạn A làm tốt hơn con, hãy học theo anh trai của con kìa” sẽ khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương, thua kém so với người đó. Trẻ em lúc nào cũng muốn được bố mẹ khen ngợi, khi so sánh với người khác, trẻ dần trở nên nhút nhát hơn, ít nói hơn và nguy cơ bị tự kỷ cao.
3. “Tại sao con không thể ... được”
Mặc dù bố mẹ biết lý do con mình không thể làm việc này, nhưng vẫn muốn mắng như vậy. Khi một đứa trẻ nghịch ngợm, nó chỉ muốn được vui vẻ chứ không muốn gây ra rắc rối cho mọi người.
4. “Bố mẹ đã nói với con rồi cơ mà”
Câu này sử dụng khi muốn nhấn mạnh thực tế bố mẹ luôn đúng. Tuy nhiên, việc nói quá nhiều lần sẽ khiến trẻ không còn khả năng tự suy nghĩ, hành động một mình. Có thể thay thế bằng câu nói “Vì con đã không chịu nghe lời bố mẹ nên giờ con thấy hậu quả rồi phải không”.
5. “Hãy làm theo lời bố/mẹ nói”
“Từ bây giờ con phải lắng nghe và làm theo những gì bố mẹ nói, không được phép cãi lại nữa”. Có thể, bố mẹ chỉ muốn tốt cho con cái nên muốn trẻ phải nghe lời theo. Tuy nhiên, câu nói mang tính chất ra lệnh này, không phải lúc nào nó cũng mang lại hiệu quả như mong muốn.
6. “Hãy làm cẩn thận/đúng vào”
Những từ như “đúng”, “chắc chắn”, “cẩn thận” đều là từ mang ý nghĩa sắc thái. Người lớn có thể dễ dàng hiểu ngay được nhưng trẻ nhỏ thì không. Ví dụ như khi ta nói “Hãy ăn cẩn thận vào”, nó có nghĩa là phải thẳng lưng khi ăn, không được nói chuyện trong lúc ăn, tập trung vào việc ăn. Mặc dù trẻ sẽ hiểu rằng mình đang làm sai, đang bị mắng nhưng chúng sẽ không hiểu mình sai như thế nào và sửa ra làm sao.
7. “Con phải cố gắng chịu đựng”
Khi trẻ đang chơi và bố mẹ lại lấy đồ chơi của trẻ rồi nói “Con cho bạn A mượn chơi với”, “Con là anh/chị thì phải nhường cho em chứ, cố nhịn tí đi con”. Và một lúc sau bạn sẽ không hiểu tại sao 2 đứa con lại cãi nhau chí chóe, tranh giành, khóc ré lên. Lý do đơn giản, sự cưỡng bức và bắt trẻ cam chịu là một hành động không hợp lý.
8. “Con sẽ bị ông A, bà B mắng đấy”
Mặc dù mắng là hành động dạy bảo trẻ nhưng không phải lúc nào cũng tùy tiện sử dụng. Nó sẽ là lời khuyên khi trẻ đang ở nơi công cộng, gây ồn ào và rắc rối cho những người xung quanh. Nếu như trẻ vẫn tiếp tục lì lợm, không nghe lời bố mẹ thì bạn có thể đưa cho trẻ lựa chọn “nếu con không thể yên tĩnh, con có thể về nhà ngay bây giờ”.
9. “Con muốn khóc đến bao giờ”
Khi một đứa trẻ bị mắng và khóc, chúng sẽ nghĩ rằng mình đã làm mẹ tức giận. Khi người mẹ bảo trẻ không được phép khóc, có nghĩa là đã không cảm thông và tước đoạt đi cảm xúc của trẻ.
10. “Con hãy xin lỗi đi”
Điều quan trọng nhất là phải để bản thân trẻ hiểu được mình đã làm sai, vì thế mình cần phải xin lỗi người ta. Một đứa trẻ bị bắt buộc phải xin lỗi trong khi chúng chưa hiểu được mình làm sai ở đâu. Sử dụng câu nói trong trường hợp này nó mang tính cưỡng ép.
11. “Mẹ cũng ghét con”
Khi bị mẹ mắng, trẻ thường sẽ có phản ứng trở nên ghét mẹ. Trẻ có thể nói một số câu như “mẹ đi đi”, “mẹ không biết gì cả”. Đây là những câu nói hoàn toàn bình thường và chỉ là cảm xúc nhất thời của trẻ lúc đấy. Tuyệt đối không được nói lại rằng “mẹ cũng ghét con lắm đấy” khi nghe trẻ bảo ghét mình. Hãy bình tĩnh lại và dành ra chút thời gian nói chuyện với trẻ lúc này.
12. “Biết thế mẹ đã không sinh con ra”
Đây là câu nói mang tính tổn thương cho trẻ rất cao. Vì thế tuyệt đối không nên nói câu này ra khi la mắng trẻ, nó có thể tạo ra sự rạn nứt, phá vỡ mối quan hệ mẹ con với nhau.