Lá sake theo đông y có tác dụng lợi tiểu, kháng viêm, ích khí, tiêu độc, hỗ trợ chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên không nên dùng nhiều thay nước lọc uống hàng ngày. Thế nhưng lâu lâu đổi món để giải khát cho ngày nắng nóng này thì khá chuẩn.
Cây sa kê hay còn được gọi là cây bánh mì, tên tiếng Anh là breadfruit, tên khoa học là Artocarpus incisa L, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Ban đầu, cây sa kê được tìm thấy ở Malaysia và các đảo khu vực Thái Bình Dương, nhưng ngày nay, sa kê được trồng nhiều ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh phía Nam.
Cây sa kê là loài cây gỗ lớn, cao trung bình từ 15-20m. Nhựa mủ của cây sa kê có màu trắng sữa, cành mảnh thường mọc ngang và tạo thành tán rộng và dày. Cây sa kê có những đặc điểm thực vật như sau:
Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng thấy cây sa kê được trồng ở bất kỳ đâu, vì đây là loại cây xanh đẹp, cho bóng mát và quả.
Chiếm phần lớn trong quả sa kê là nước (khoảng 70%) và carbohydrate (khoảng 25%), còn lại là các chất khoáng như kali, kẽm và vitamin. Trong cả Tây y và Đông y, cây sa kê được xem là một vị thuốc, mỗi bộ phận của cây từ lá, vỏ, rễ và nhựa cây đều có tác dụng cụ thể như:
Ngoài ra, bộ phận được dùng nhiều nhất của cây sa kê là quả, với những tác dụng mà không phải ai cũng biết, đó là:
Ngoài những tác dụng kể trên, hiện nay, các nhà khoa học còn tìm thấy hạt cây sa kê có chứa 3 loại lectin có đặc tính kháng u hiệu quả và giúp phát hiện dấu ấn sinh học của khối u.
Sake 1 lá (lớn)
Đường phèn 20g
Chanh 1/4 trái
Nước lọc 1.5 lít
Nồi, bếp, bình nước,...
Chọn lá sake, loại lá vàng vừa rụng.
Ngâm chà rửa sạch với nước pha một ít muối.
Cắt bỏ cuống lá chính giữa. Cắt phần còn lại thành nhiều miếng nhỏ bằng nửa bàn tay.
Cho lá, nước cùng đường phèn vào nồi nấu sôi 5 phút. Sau đó tắt bếp và để cho nước nguội hẳn.Vớt bỏ xác lá. Nước nấu xong để nguội sẽ có màu vàng đậm.
Khi uống vắt miếng chanh nhỏ nước sẽ trong và màu vàng nhạt hơn. Rót vào bình nước lớn và cho vào tủ lạnh để bảo quản. Nên uống trong vòng 2 ngày sau khi nấu để nước phát huy hết tác dụng.
Uống nước lá sake sắc có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm có thể chữa được bệnh phù thũng, bí đái. Tuy nhiên, chỉ nên dùng lá sake sắc uống trong trường hợp phù thũng, bí tiểu hoặc viêm nhiễm, còn bình thường không nên uống thường xuyên, nhất là uống quá nhiều sẽ không có lợi, bởi vì ngoài tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, lá sake còn có tính độc nhất định.