Tôm khô là loại đặc sản thơm ngon đặc biệt của miền Nam, nhất là ở Cà Mau. Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách chế biến tôm khô để tận dụng hết vị ngon của món đặc sản này tạo thành món ăn "hao" cơm cho gia đình.
Ở miền đất cực Nam của Tổ quốc, tôm khô là món đặc sản đặc trưng không thể lẫn vào đâu được. Tôm khô có thể chế biến thành những món ngon cực kỳ "hao" cơm, không thể cưỡng lại. Tôm khô thì có thể tự làm hoặc mua về đều được nhưng cách chế biến tôm khô thì mỗi người cần phải biết một chút để có được những món ngon nhất từ loại đặc sản này.
Nguyên liệu: Tôm khô, sả, giấm, tương ớt, ớt tươi
Chế biến tôm khô:
Trước khi chế biến, bạn rửa sạch và ngâm tôm khô trong nước khoảng 1 tiếng cho mềm. Trong thời gian chờ đợi, bạn pha nước sốt sả ớt theo công thức: 2 thìa nước mắm, 5 thìa tương ớt, 5 thìa giấm, 5 thìa đường, 5 quả ớt băm nhuyễn, 5 củ sả bỏ lớp vỏ già cắt mỏng và nửa chén nước lạnh.
Sau khi tôm đã mềm,bạn vớt ra để xào nhanh với một ít dầu ăn, ớt, sả băm. Cho hỗn hợp nước sốt vào tôm đang xào và để nhỏ lửa cho đến khi nước sệt lại là ăn được.
Nguyên liệu: Tôm khô, thịt ba rọi, rau củ tùy thích, hành khô, ớt, gia vị
Cách >nấu tôm khô kho quẹt:
Để chế biến món ăn này, bạn cũng cần rửa sạch và ngâm mềm tôm khô trước. Với thịt ba rọi, bạn cắt miếng nhỏ hoặc cắt hạt lựu cho vào chảo nhỏ lửa để bớt mỡ. Gạn mỡ ra sau khi xào thịt sau đó cho hành, tỏi băm nhỏ vào phi vàng rồi cho tôm vào. Sau khi xào sơ qua thì cho hỗn hợp vào niêu đất và nấu cùng hỗn hợp đường, tiêu, ớt băm đến khi sánh lại thì nêm nếm và tắt bếp.
Với rau củ thì bạn tùy chọn theo sở thích như cà rốt, su hào, đậu đũa, củ cải, súp lơ xanh... Bạn chuẩn bị một nồi nước thật sôi sau đó cho vào rồi tắt bếp ngay khi chín để giữa lại vitamin và màu sắc bắt mắt cho món ăn.
Nguyên liệu: Tôm khô, cà chua, củ hành hương, tỏi
Cách làm món ngon với tôm khô:
Trước khi chế biến, bạn đem tôm khô ngâm mêm, cà chua cắt múi cau. Sau đó, bạn phi tỏi và hành cho thơm rồi cho cà chua cùng một chút nước. Chờ đến khi cà chua mềm, nêm cho vừa ăn rồi cho tôm vào vào chung đến khi ngấm gia vị. Khi tắt bếp có thể thêm một chút tiêu để thêm mùi thơm.
Nguyên liệu: Tôm khô, bắp nếp, bơ lạt, hành lá, hành củ, tỏi
Cách làm:
Trước khi chế biến, bạn cũng ngâm mềm tôm khô và luộc bắp chín sau đó tách hột. Để chế biến món ăn này, trước tiên, bạn cho dầu và bơ vào chảo phi thơm tỏi rồi cho tôm khô và gia vị vào. Sau khi tôm đã thấm gia vị, bạn cho bắp vào xào thêm một lúc nữa rồi cho hành lá vào. Món bắp xào tôm ngon nhất khi ăn kèm với tương ớt, dăm bông...
Nếu chưa biết cách chế biến tôm nõn khô thì bạn có thể tham khảo món tôm khô củ kiểu. Đây là món ăn kèm phổ biến trong bữa ăn của người miền Nam trong dịp Tết.
Nguyên liệu: Tôm khô, củ kiệu ngâm chua, trứng bắc thảo
Cách làm:
Bạn rửa tôm khô qua nước âm rồi vớt để ráo sau đó cho nước giấm đường ngâm củ kiểu vào ngâm tôm cho mềm ra. Với trứng bắc thảo, bạn bỏ vỏ trấu, rửa sạch và luộc khoảng 12 - 15 phút cho chín rồi lột vỏ, chẻ múi cau. Xếp củ kiệu, tôm khô và trứng bắc thảo để làm món ăn kèm với những món khác trong bữa cơm ngày Tết. khô ngon nhất khi ăn kèm với tương ớt.
Cùng với cách chế biến tôm khô, bài viết xin lượt qua cách làm tôm khô để các bà nội trợ tham khảo. Nếu có được nguyên liệu ngon cùng một quỹ thời gian đủ thì bạn có thể tự chế biến tôm khô để hợp khẩu vị hơn cũng như đảm bảo vệ sinh.
Tôm khô có thể làm từ nhiều loại tôm khác nhau như tôm sú và tôm thẻ đều được. Tùy theo túi tiền và mục đích sử dụng, bạn có thể lựa chọn loại tôm hợp với mình. Tuy vậy, tôm được chọn nên càng tươi càng tốt và mỗi còn dài khoảng 7cm là vừa ăn. Để chế biến 1 kg tôm khô thì cần đến khoảng 7 - 8 kg tôm tươi, tuy vậy, lượng tôm này có thể dùng để ăn dần quanh năm.
Đầu tiên, bạn sơ chế tôm bằng cách ngâm trong nước hòa tan phèn chua tán mịn vài phút để làm sạch chất nhớt và giúp thịt tôm săn lại. Sau đó, bạn cho tôm vào nồi để luộc với muối theo tỷ lệ 300g muối cho 1 lít nước. Khi nước sôi thì cho tôm vào và đảo đều cho đến khi tôm ngả sang màu đỏ rồi vớt ra và để ráo. Bạn nên trải mỏng để tôm nhanh khô, không bị hôi.
Tôm chỉ cần phơi khoảng 4 -5 nắng là dùng được. Lúc này tôm sẽ cong lại, ăn dai dai ngọt ngọt và không bị vỡ vụn. Trong quá trình phơi nên đậy bằng vải mùng thưa để tranh bụi bặm hoặc ruồi bậu. Nếu trong điều kiện không có nắng, bạn có thể dùng lò nướng hay máy sấy để làm khổ rồi để trong ngăn mát tủ lạnh bảo quản.
Sau khi phơi hoặc sấy tôm xong thì cho vào một túi vải và dùng chày đập nhẹ rồi bóc vỏ. Sau khi bóc vỏ xong, bạn phơi phần thịt tôm thêm 1 - 2 nắng nữa để tôm khô và thịt săn chắc hơn. Với những người thích ăn tôm cả vỏ thì có thể bỏ qua bước này.
Nếu không có thời gian để tự làm tôm khô, bạn có thể mua ở những tạp hóa, chợ, siêu thị. Và khi đó nên nhớ một số mẹo để chọn được tôm khổ chất lượng. Đầu tiên, bạn cần biết không phải tôm màu càng đỏ thì sẽ càng ngon vì đó có thể là do phẩm màu. Từng loại tôm sẽ có những màu sắc đặc trưng khác nhau ví dụ như tôm bạc màu hơi vàng, tôm biển màu đỏ nhạt, tôm đất đỏ sậm hơi thâm...
Khi chọn tôm nên lưu ý, tôm khô ngon là khi cầm lên có cảm giác khô ran, khi bóp không dễ bị gãy vụn hay quá mềm và lúc ăn có vị ngọt, mùi không nồng. Bên cạnh đó thì không phải tôm càng lớn thì càng ngon, tôm lớn quá có thể khá cứng, khó nhai nhưng tôm quá nhỏ thì đôi khi không đủ ngọt. Tôm khô tốt nhất nên chọn cỡ vừa, không quá lớn cũng không quá nhỏ.
Trên đây là một số gợi ý về cách chế biến tôm khô thành món ngon cho gia đình. Tôm khô rất dễ làm, dễ chế biến và dễ ăn với tất cả mọi thành viên trong nhà. Hy vọng bạn đã có những thông tin cần thiết để tạo nên những bữa ăn ngon và bổ dưỡng cho gia đình từ món đặc sản nổi tiếng của miền Nam này.