Vào thời tiết se lạnh thì còn gì bằng khi được thưởng thức vị ngọt từ xương, vị nồng từ sả hay vị cay cay từ sa tế, tất cả đều có trong nồi lẩu Thái. Vậy cách nấu như nào để cho đơn giản nhất mà ai cũng có thể thực hiện được.
Bước 1: Nguyên liệu nấu lẩu Thái chua cay
Nguyên liệu làm nước lẩu
- Xương ống 1kg, trái ớt đỏ, lá chanh, riềng
- 5 củ sả cắt khúc nhỏ, 1 củ hành tây, 3 quả cà chua, 2 muỗng cà phê gia vị nấu lẩu thái
- 5 muỗng canh nước mắm, nước cốt chanh 1 quả, sa tế
Nguyên liệu nấu lẩu thái
- 3 trái bắp đã lột vỏ, 1.5 kg cải thảo, rau cải các loại
- 500g nấm rơm, 0.5kg đậu phụ, 1kg thịt bò, 1.5kg tôm, 700g cá viên
- Mì ăn liền hoặc bún, miến
Nguyên liệu làm nước chấm
- 3 muỗng canh nước tương
- 2.5 muỗng cà phê đường
- 1.5 muỗng cà phê dầu mè, ớt, hạt mè rang
Lưu ý: Phần nguyên liệu này cho 9 người ăn, bạn có thể thêm hoặc bớt nguyên liệu nấu tùy theo số lượng người để cho phù hợp.
Bước 2: Cách nấu lẩu Thái đơn giản
- Sơ chế cải thảo rửa sạch và cắt thành miếng dài khoảng 5cm.
- Ngô rửa sạch cắt khúc, mỗi khúc 4cm.
- Rau cải các loại, nấm rơm rửa sạch để ráo nước.
- Đậu phụ cắt thành từng miếng vừa ăn
- Thịt bò thái càng mỏng càng tốt để cho nhanh chín và ăn sẽ mềm hơn.
- Tôm cắt bỏ phần đuôi và râu sau đó rửa sạch.
- Chanh, hành tây, ớt, sả, củ riềng cắt thành miếng nhỏ. Cà chua thì thái thành miếng như múi cam.
Làm nước lẩu thái
- Cho xương ống vào nồi cùng 3.5 lít nước đun sôi lên trong vòng 1 tiếng. Trong quá trình đun nếu thấy sủi bọt thì ta lấy thìa vớt bỏ ra.
- Khi ninh đủ 1 tiếng thì lấy xương ống ra và cho riềng, ớt, lá chanh, sả, hành tây, cà chua vào cùng với nhau.
- Cho thêm 2 muỗng gia vị lẩu Thái, 5 muỗng canh nước mắm và 1 muỗng nước cốt chanh.
- Và cuối cùng khi nói đến lẩu Thái thì không thể quên đến sa tế giúp cho nồi lẩu có vị cay cay ngon hơn bao giờ hết. Việc cho nhiều hay ít thì tùy vào khẩu vị của mỗi người có ăn được cay hay không.
Bước 3: Thưởng thức lẩu Thái
Khi nồi lẩu sôi bạn cần phải cho ngao vào đầu tiên để làm ngọt nước, sau đó thì mới nhúng đến các đồ ăn như: Tôm, cá viên, thịt bò… và đợi cho đến khi sôi rồi thưởng thức.
Lưu ý khi ăn lẩu Thái
- Lẩu Thái có vị đặc trưng là chua và cay sẽ không thích hợp với những người đang bị bệnh dạ dày. Những người bị dạ dày, đường tiêu hóa yếu không nên ăn các loại lẩu có quá nhiều chất đạm, hải sản.
- Người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp hay bị mỡ máu cao nên ít ăn hoặc không nên ăn lẩu có nhiều đạm mỡ.
- Phụ nữ đang mang thai hạn chế ăn lẩu vì trong lẩu chứa nhiều những gia vị, thực phẩm đôi khi không để ý sẽ có nguy cơ gây hại cho thai nhi.
Chỉ với những bước đơn giản cùng với nguyên liệu dễ kiếm sẽ không khó gì để có được một nồi lẩu Thái đơn giản chiêu đãi cả nhà phải không. Chúc bạn thành công!